Đau dạ dày (bao tử) tăng đột biến, nỗi sợ khi nội soi

Theo thống kê, sau Tết, tỉ lệ người đến các bệnh viện thăm khám, nội soi tiêu hóa tăng cao trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ và sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích. Đặc biệt là những người có tiền sử đau dạ dày (bao tử) mạn tính. Người bị bệnh dạ dày (bao tử) nên chủ động phòng ngừa tình trạng tái phát này như thế nào?

Thói quen ăn uống

- Uống bia rượu liên miên

Hết các buổi liên hoan tất niên, các buổi chúc Tết lại đến các buổi liên hoan tân niên khiến người bị đau dạ dày (bao tử) “nhăn nhó mặt mày”. Theo nghiên cứu khoa học:

+ Rượu bia ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày

+ Rượu bia kích thích tiết ra nhiều acid dịch vị làm tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày

Sau khi uống nhiều bia rượu, bệnh nhân bị đau thắt vùng thượng vị, nóng rát chướng bụng đầy bụng khó tiêu hơi thở nóng, gấp gáp chán ăn Uống nhiều rượu bia trong thời gian dài sẽ khiến niêm mạc dạ dày viêm trợt, xung huyết phù nề và lâu dài có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như viêm loét, thậm chí ung thư dạ dày.

- Uống nhiều nước ngọt có gas, chè đặc, cà phê thuốc

Ức chế sự tạo thành chất nhầy, kích thích tiết ra nhiều acid dịch vị tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng đau dạ dày (bao tử) tăng.

- Ăn nhiều đồ dầu mỡ, giàu chất đạm

Các món ăn quen thuộc trên mâm cỗ ngày Tết như: bánh chưng, bánh tét, giò chả, nem, lạp xường, thịt đông, thịt kho tàu… khiến bạn luôn trong tình trạng chướng bụng, bụng sình, đầy hơi, khó tiêu, bụng lúc nào cũng cảm thấy ấm ách, khó chịu.

- Ăn uống không đúng bữa, “gặp đâu ăn đó”

Ăn uống không điều độ, không bữa nào ra bữa nào, hay bỏ bữa, “gặp đâu ăn đó”, ăn nhiều bánh kẹo các loại hạt dưa, hướng dương,…gây áp lực cho hệ tiêu hóa khiến dạ dày phải làm việc quá tải, không được nghỉ ngơi.

Thói quen sinh hoạt

Ngủ không đủ giấc, ăn không thành bữa, không đúng giờ, thức khuya… nhịp đồng hồ sinh học của cơ thể bị xáo trộn trong những ngày Tết khiến dạ dày không được nghỉ ngơi đầy đủ, gây áp lực cho dạ dày.

Thời tiết

Những ngày Tết, đặc biệt ở miền Bắc, thường khá lạnh kèm theo mưa phùn trong những ngày đầu xuân khiến tình trạng đau dạ dày tái phát. Đặc biệt với những người bị đau dạ dày (bao tử) lâu năm thường hay tái phát các cơn đau vào mùa lạnh.

Lời khuyên chủ động phòng ngừa tái phát đau dạ dày (bao tử) sau Tết

1. Ăn uống khoa học, hợp lý

- Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây: bổ sung chất xơ vitamin khoáng chất giúp tiêu hóa dễ dàng, tránh tình trạng đầy hơi, chướng bụng

2. Thói quen sinh hoạt điều độ

- Cố gắng ăn uống theo bữa, đúng giờ giấc

- Sắp xếp kế hoạch chơi Tết phù hợp, nghỉ ngơi đầy đủ

3. Giữ ấm cơ thể

- Giữ ấm cơ thể đặc biệt vùng bụng để bảo vệ dạ dày

- Hằng ngày nên massage bụng trước khi ngủ: xoa tay quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ, kết thúc chà tay ở vùng bụng dưới (thao tác này kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, về lâu dài duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày).

4. Luôn theo dõi diễn tiến của bệnh lý

Khi xuất hiện các triệu chứng: đau vùng thượng vị, nóng rát, đầy bụng, khó tiêu… tái phát nhiều lần, hãy đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn trở thành mạn tính, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày tá tràng xuất huyết tiêu hóa…

Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh dạ dày cần thăm khám tiêu hóa định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.

Thêm giải pháp cho người viêm loét vùng hang vị, viêm loét dạ dày (bao tử), tá tràng tái phát

Các triệu chứng: đau thượng vị nóng rát, đầy bụng khó tiêu hay tái phát do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương như viêm, trợt, xung huyết, loét... Đây là nguyên nhân dễ bỏ qua và chủ quan. Ở nhiều bệnh nhân, sau một thời gian sử dụng thuốc các vết viêm, loét được cải thiện khiến cơn đau biến mất. Nhưng khi gặp các tác nhân như khi trời trở lạnh, hoặc ăn đồ chua, cay, nóng, đồ chiên rán, dầu mỡ chất kích thích như rượu bia, cà phê... làm tăng tiết acid. Acid lại tấn công vào các vết, các ổ viêm loét chưa lành hẳn khiến người bệnh tái phát các cơn đau, đau âm ỉ, đau tức, nóng rát...

Do đó, người viêm loét vùng hang vị viêm loét dạ dày tá tràng cần có biện pháp hỗ trợ thúc đẩy làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hạn chế tái phát các triệu chứng đau dạ dày (bao tử), giúp dạ dày khỏe.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật