Dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ - Nguyên nhân phụ nữ dễ bị loãng xương

Loãng xương là căn bệnh thường xuất hiện ở những phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Bệnh này diễn tiến âm thầm nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, việc nhận biết các dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ là rất quan trọng nhằm  giúp phát hiện bệnh nhanh chóng và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ

Đau xương và đau dây thần kinh

- Người bệnh bị đau nhức các đầu xương và đau mỏi ở các xương dài, các cơn đau tăng mạnh vào ban đêm và mang đến cảm giác đau châm chích khắp người.

- Các rễ và dây thần kinh bị kích thích gây ra những cơn đau thần kinh tọa dây thần kinh liên sườn lan ra vùng bụng… là dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ

Đau cột sống

- Loãng xương gây đau mỏi cột sống lưng hoặc đau vùng thắt lưng đau lan sang hai bên mạn sườn mỗi khi người bệnh ít thay đổi tư thế, ngồi quá lâu tại một chỗ.

Đau cột sống là dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ

Đau cột sống là dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ

- Các cơ dọc cột sống bị co cứng, khi thay đổi tư thế thì bị giật cơ, khó cử động cột sống linh hoạt với các động tác ưỡn người, cúi người hay quay lưng vì rất đau.

Biến dạng cột sống

- Xẹp lún đốt sống khiến người bệnh bị giảm chiều cao so với khi còn trẻ.

- Cột sống bị biến dạng với các dấu hiệu như gù vẹo lưng, cột sống lưng hoặc thắt lưng bị cong.

Gãy xương

Xương yếu nên rất dễ bị gãy, nhất là cổ xương cánh tay, cẳng tay, xương sườn xương chậu xương dưới cùng, cổ xương đùi.

Các dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ khác

- Nhiều người có các triệu chứng toàn thân như đầy bụng khó tiêu ngực nặng khó thở ớn lạnh toàn thân chuột rút ra nhiều mồ hôi

- Mắc phải một số các bệnh thường gặp của tuổi già như cao huyết áp rối loạn nội tiết bệnh vành mạch tiểu đường hư khớp thoái hóa khớp

Các dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ cũng như những người bệnh khác đều tiến triển âm thầm trong một thời gian dài mà ít gây ra các triệu chứng loãng xương cụ thể và rõ rệt. Chỉ khi mật độ xương của cơ thể bị giảm từ 30% thì các dấu hiệu này mới bộc phát rõ ràng và kèm theo các biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh bị gãy xương ảnh hưởng đến cuộc sống. Do đó, người bệnh cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, thường xuyên rèn luyện cơ thể với các bài tập thể dục nhẹ nhàng và thăm khám định kỳ để kiểm tra mật độ xương, từ đó có phương pháp phòng tránh hay điều trị bệnh loãng xương kịp thời.

Tại sau phụ nữ lại dễ bị loãng xương?

Thông thường, sau 30 tuổi thì lượng canxi bị mất đi sẽ nhiều hơn so với lượng được đưa vào cơ thể. Khi phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thì lượng canxi càng bị tiêu hao càng nhiều hơn. Dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ do nội tiết tố nữ Estrogen có tác dụng giúp xương khỏe mạnh bị sụt giảm nghiêm trọng làm mật độ xương cũng bị giảm theo. Xương lúc này trở nên suy yếu và dễ dẫn đến loãng xương

Phụ nữ thường là đối tượng bị loãng xương tìm đến

Phụ nữ thường là đối tượng bị loãng xương tìm đến

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể khiến phụ nữ dễ bị loãng xương như:

- Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi uống quá nhiều rượu bia hay hút thuốc lá, lười vận động và lười tập thể dục thể thao.

- Phụ nữ kinh nguyệt không đều hay mãn kinh sớm.

- Sử dụng các loại thuốc điều trị các bệnh xương khớp hay corticoid trong thời gian dài có thể gây hủy xương.

- Yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình người châu Á , người có khung xương nhỏ...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật