Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn có an toàn hay không/
Thuốc dùng khi nào?
Cefalexin là thuốc kháng sinh uống, nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn thuốc được dùng trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm như: nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phế quản cấp, mạn tính và giãn phế quản nhiễm khuẩn), nhiễm khuẩn tai, mũi, họng (viêm tai giữa viêm xương chũm viêm xoang viêm amidan hốc và viêm họng) viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu)...
Tuy nhiên, trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì đây không phải là thuốc ưu tiên cephalexin cũng không thể điều trị nhiễm virut như cảm lạnh thông thường hoặc cúm.
Không dùng thuốc cho người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin, người bệnh có tiền sử sốc phản vệ do penicilin hoặc phản ứng trầm trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE
Và những bất lợi...
Một số tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra cho người sử dụng tiêu chảy và buồn nôn là hai triệu chứng thường gặp nhất. Nếu bị tiêu chảy hoặc có máu ở trong phân, người bệnh cần gọi ngay cho bác sĩ, không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để cầm tiêu chảy (vì đây rất có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng mới) trừ khi có ý kiến của thầy thuốc.
Ngoài hai dấu hiệu trên, người sử dụng có thể bị nổi ban, mày đay, ngứa. Ðã có thông báo về những triệu chứng thần kinh trung ương như chóng mặt lú lẫn kích động và ảo giác (nhưng chưa hoàn toàn chứng minh được mối liên quan với cefalexin). Nặng hơn là dị ứng hồng ban đa dạng hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), phù Quincke, hội chứng Stevens - Johnson...
Nếu xảy ra các phản ứng dị ứng trên cần ngừng thuốc. Cần có sự trợ giúp khẩn cấp của y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng với cefalexin như phát ban khó thở sưng mặt môi, lưỡi hoặc họng.
Trước khi sử dụng cephalexin, người bệnh hãy nói cho bác sĩ nếu mình bị các tình trạng: dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào (đặc biệt là các kháng sinh penicilin) hoặc nếu có bệnh thận bệnh gan dạ dày hoặc rối loạn đường ruột như viêm đại tràng bệnh tiểu đường (đối với dạng thuốc dung dịch có thể chứa đường sẽ bị ảnh hưởng nếu có bệnh tiểu đường), suy dinh dưỡng để bác sĩ chỉ định thuốc cho an toàn hơn.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:09 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:04 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:02 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:09 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:06 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:07 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:08 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:06 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:04 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023