Hiểu thêm về bệnh loãng xương tuổi trung niên ở nam giới

Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp do giảm số lượng tổ chức xương. Bệnh thường diễn biến âm thầm nên ít được quan tâm.

Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, dễ để lại biến chứng nặng nề như: gãy cổ xương đùi, xẹp đốt sống... điều trị kéo dài, tốn kém, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Phòng bệnh bằng việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, vận động đầy đủ.

Ước đoán có khoảng 30% số nam giới ở giai đoạn trung niên có nguy cơ bị loãng xương do có liên hệ mật thiết tới sự suy giảm nội tiết tố sinh dục nam. Quá trình phát triển của xương, các yếu tố quan trọng để kết lại thành xương như: canxi phospho natri khoáng chất vitamin D và sợi collagen

Bên cạnh đó, vai trò nội tiết cũng vô cùng quan trọng. Ngày nay khoa học đã chứng minh rằng testosteron có vai trò rất quan trọng trong quá trình biệt hóa giới tính và tác động đến sự phát triển của xương. Testosteron có tác dụng làm tăng hàm lượng muối canxi trong xương, tăng độ dày và chắc của xương. Testosteron còn có tác động làm cho đĩa sinh trưởng của xương liên kết với thân xương, yếu tố này giúp tăng chiều cao tối đa của thời kỳ thanh thiếu niên. Đến thời kỳ mãn dục nam, lượng testosteron giảm xuống, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây loãng xương ở nam giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được là xương phát triển thì cần trực tiếp số lượng bao nhiêu testosteron để phát triển.

Cơ thể nam giới cũng cần một lượng nhỏ estrogenestrogen có tác dụng bảo vệ mật độ xương nam cũng như nữ, và có sự chuyển đổi testosteron thành estrogen là để xây dựng khối lượng xương.

Về loãng xương ở nam giới thời kỳ mãn dục, ngoài nguyên nhân do nội tiết tố sinh dục giảm, còn do ít vận động chế độ ăn thiếu canxi; bệnh đái tháo đường viêm đa khớp dạng thấp rối loạn tiêu hóa gây giảm hấp thu canxi; do phải sử dụng lâu dài một số thuốc để điều trị, như: nhóm corticosteroid thuốc chống động kinh thuốc chữa bệnh đái tháo đường như insulin thuốc chống đông máu như heparin… Các thuốc trên đã làm tăng bài tiết canxi của cơ thể qua thận và làm tăng quá trình hủy xương…

Loãng xương diễn biến âm thầm nên thường ít được quan tâm. Lúc đầu người bệnh không cảm thấy khó chịu, không có dấu hiệu nào rõ ràng, có chăng chỉ là một vài triệu chứng đau nhẹ thoáng qua hay nhức - mỏi không cố định, có khi rất mơ hồ, có thể ở cột sống thắt lưng, ở các chi hay các đầu xương... Càng về sau, khi khối lượng xương bị mất ngày càng nhiều, các triệu chứng đau nhức nhiều hơn, rõ ràng hơn, tập trung nhiều hơn ở các xương có tính chất chịu lực của cơ thể như cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối; đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết đau. Các triệu chứng toàn thân thường gặp là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút

Để cảnh giác với loãng xương, nam giới cần thay đổi lối sống bằng cách duy trì chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất, đủ lượng canxi vitamin D, K, magiê, phospho để giúp chuyển tải canxi vào xương. Cần phơi nắng lúc sáng sớm để có nhiều vitamin D từ nguồn ánh sáng mặt trời. Ăn nhiều cải trắng chuối bông cải xanh

Nam giới cần duy trì chế độ vận động bằng tập luyện thể dục - thể thao nhằm tăng sức mạnh và bảo toàn khối lượng cho xương, nên chọn các môn tập phù hợp với sức khỏe thời gian và điều kiện kinh tế; bỏ rượu bia thuốc lá Khi đã có dấu hiệu khối lượng xương thấp hay loãng xương thì cần bổ sung canxi.

Khi có dấu hiệu bệnh lý cần điều trị sớm bằng các thuốc thuộc nhóm Bisphosphonate như Alendronate với tên biệt dược là Fosamax hay Risedronate, Zoledronic… có tác dụng rất tốt để ngừa gãy xương nhất là đốt sống và cổ xương đùi. Cần khám sức khỏe và đo mật độ xương định kỳ, tốt nhất là 6 tháng/lần. Cần bổ sung lượng hormon sinh dục nam để điều trị cũng như phòng ngừa loãng xương bằng testosrerone với biệt dược là Andriol, Sustanon… Tuy nhiên, việc dùng nội tiết để điều trị cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật