Khàn tiếng là dấu hiệu bệnh gì và phòng ngừa như thế nào?
Dị cảm họng là bệnh gì và cách nào để phát hiện bệnh?
Những điều bạn cần biết về khản tiếng để chữa trị bệnh hiệu quả
Khàn tiếng là dấu hiệu bệnh gì? Để trả lời cho câu hỏi này, dưới đây là một vài thông tin, các bạn cùng tham khảo nhé!
Khàn tiếng là dấu hiệu bệnh gì bạn có thực sự biết không?
Tiếng nói là sự phối hợp đồng bộ các hoạt động từ phổi đến thanh quản sự chuyển động lưỡi và môi cả sự cộng hưởng âm thanh qua hệ thống mũi xoang trong đó có vai trò rất quan trọng của thanh quản Thanh quản là một bộ phận của đường hô hấp trên, gồm các dây thanh và nó phát ra âm thanh khi có luồng không khí từ phổi đi lên làm rung các dây thanh.
Khi phát âm, dây thanh sẽ đóng mở và biến đổi theo từng âm tiết tạo ra âm thanh trong trẻo, với cường độ cao thấp khác nhau nhằm diễn đạt trạng thái của người nói, nếu sự rung động của dây thanh không đều, hoặc dây thanh bị phù nề không được khép kín thì sẽ tạo ra âm thanh khàn đục gây khàn tiếng.
Khàn tiếng là dấu hiệu bệnh gì?
Khàn tiếng trong trường hợp dây thanh bị viêm cấp tính thì có thể điều trị khàn tiếng khỏi hoàn toàn còn trong trường hợp dây thanh viêm nhiễm lâu ngày hay tái phát và trở thành mạn tính hoặc bị tổn thương như: polype dây thanh u nang dây thanh hạt xơ dây thanh hay bệnh lý của dây thần kinh thanh âm thì sẽ gây khàn tiếng kéo dài và rất khó điều trị khỏi.
1. Khàn tiếng là biểu hiện của nhiều bệnh
Khàn tiếng, ngoài nguyên nhân do tổn thương tại thanh quản, tổn thương hệ thần kinh chi phối giọng nói còn là dấu hiệu của một số bệnh toàn thân như:
- viêm thanh quản do cúm, nhất là khi gặp thời tiết lạnh, lại nói nhiều, nói to rất dễ bị virút cúm tấn công. Trong trường hợp này người bệnh ho nhiều đau họng kèm theo khàn tiếng.
- viêm thanh quản do bị nhiễm vi trùng hay nhiễm nấm cũng gây ra khàn tiếng.
Viêm thanh quản cũng dẫn tới dấu hiệu khàn tiếng
- Dây thanh bị hạt xơ nên đóng không kín gây khàn tiếng, người bệnh phải gắng sức để nói và thường có cảm giác vướng ở họng.
- Các u lành tính của thanh quản như: u xơ polyp dây thanh cũng gây khàn tiếng, nếu u hoặc polyp khá to thì sẽ gây chèn ép, có thể bị khó thở
- lao thanh quản là bệnh thường gặp ở người đã bị lao phổi hay lao hạch trước đó, do những tổn thương lao trên dây thanh gây khàn tiếng dần dần và đôi khi có giọng đôi. Trường hợp nặng có thể gây mất tiếng hoàn toàn, nuốt đau không ăn uống được người gầy sút mệt mỏi và suy sụp.
- Dây thần kinh quặt ngược bị tổn thương hoặc bị liệt sẽ làm cho dây thanh hoạt động không hiệu quả và gây ra khàn tiếng, thường gặp sau mổ tuyến giáp cổ, ngực phía trên thực quản
Ngoài ra, một số bệnh như nhược cơ thiểu năng tuyến giáp liệt hành tủy rối loạn thần kinh trung ương trào ngược dạ dày thực quản ung thư thực quản... cũng gây khàn tiếng. Khi bị khàn tiếng, cần phải hạn chế nói, không được hát để dây thanh được nghỉ ngơi, đồng thời phải tích cực điều trị.
2. Phòng ngừa như thế nào?
Để đề phòng khàn tiếng cần phải giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giữ ấm vùng hầu họng, tránh nói to, nói nhiều, nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày và có thể dùng hai muỗng cà phê mật ong pha với 250ml lít sữa tươi đem hâm nóng rồi uống nhiều lần trong ngày.
Mặt khác, cần tránh gió lùa, không nên để nhiệt độ máy lạnh quá thấp, nên mặc quần áo đủ ấm, nhất là phần cổ, không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng, nên bỏ thói quen uống nước đá lạnh nhất là trong những ngày nắng nóng, không hút thuốc lá tránh xa khói thuốc lá, không uống rượu
Để phòng khàn tiếng không nên uống nhiều nước đá
Khàn tiếng do nhiễm virút, có thể ngậm chanh với mật ong hay ăn giá sống hoặc uống nước giá giã nát, nước sắc lá rẻ quạt.
Việc điều trị khàn tiếng hoàn toàn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra, khi dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời giữ ấm vùng cổ họng, hạn chế nói chuyện để thanh quản được nghỉ ngơi. Nếu sau 2 tuần điều trị vẫn không giảm thì cần phải đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám, điều trị kịp thời.
Lâu nay, trong cộng đồng luôn mắc phải quan niệm rất sai lầm, đó là khi bị khàn tiếng nhưng cho rằng đó là do cảm cúm thông thường không tích cực điều trị nên khi bệnh nặng hoặc đã vào giai đoạn muộn của một bệnh nào đó thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn, kém hiệu quả hơn.
Do vậy, khi bị khàn tiếng người bệnh cần phải đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám, điều trị kịp thời đồng thời sớm phát hiện những bệnh nguy hiểm khác, vì khàn tiếng là biểu hiện của rất nhiều bệnh vì thế cần hết sức cảnh giác, nhất là với những trường hợp khàn tiếng kéo dài.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:08 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:06 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:07 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:07 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:05 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:03 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:07 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:03 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:05 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:02 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023