Nhiễm nấm đường hô hấp - Tai họa khôn lường cần chú ý

Nấm Mucorales khuếch tán trong máu, gây tổn thương ở nhiều cơ quan như mũi, xoang, não, phổi, ruột... Bệnh nhân bị bệnh nấm Mucorales ở phổi, đường tiêu hóa hay ở thể lan tỏa nếu không được điều trị sớm thì hầu hết vẫn bị tử vong. 

Ai dễ mắc bệnh nấm đường hô hấp? 

Bệnh nấm Mucorales do những loài gây bệnh hay gặp là Rhizopus,  Rhizomucor, Cunninghamella và các loài Apophysomyces, Saksenaea, Mucor. Nấm khó phát triển ở mô bị nhiễm, chỉ gồm những sợi nấm rộng, hiếm khi có vách, đường kính khoảng 6-50micrômét, trong khi nó mọc nhanh chóng và đa dạng ở những môi trường cấy trong nhiệt độ phòng.

Những yếu tố  nguy cơ gây nhiễm nấm gồm: khí hậu nóng, ẩm mưa ướt, không khí ô nhiễm, nhiều bụi bặm, thích hợp cho nấm phát triển. Người làm các nghề như: nông, lâm, ngư nghiệp, tiếp xúc thường xuyên với ngũ cốc lâm sản, hải sản... Những bệnh làm giảm thông khí xoang, hạn chế sự dẫn lưu của xoang như: viêm tắc lỗ thông mũi xoang vẹo vách ngăn mũi polype, dị vật trong mũi xoang... Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do các bệnh: nhiễm HIV đái tháo đường bệnh về máu dùng thuốc corticoid kháng sinh thuốc ức chế miễn dịch hóa trị liệu

Nấm Rhizopus và Rhizomucor có ở khắp nơi, thường thấy trong xác cây, thực vật mục nát, phân súc vật và thức ăn có hàm lượng đường cao. Bệnh nấm Mucorales hay gặp ở những bệnh nhân trước đây đã từng mắc các bệnh nặng khác. Bệnh khởi phát từ những xoang cạnh mũi và mũi, hay gặp ở bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường Nếu bệnh ở xoang hoặc phổi lại gặp nhiều ở các bệnh nhân cấy ghép cơ quan, bệnh máu ác tính. Bệnh ở đường tiêu hóa dễ gặp ở những bệnh nhân bị urê máu cao, suy dinh dưỡng nặng hay bị tiêu chảy mạn tính. Người bị mắc bệnh từ tự nhiên, không lây từ người này sang người khác. Các thể bệnh do nấm Mucorales gây ra có đặc điểm nổi bật là sợi nấm xâm nhập mạch máu thiếu máu hay hoại tử xuất huyết

Thể bệnh thường gặp khởi phát ở mũi và xoang cạnh mũi tạo ra một bệnh cảnh lâm sàng đặc trưng: sốt nhẹ đau âm ỉ vùng xoang, có khi có sung huyết mũi hoặc chảy nước mũi loãng có lẫn máu, mấy ngày sau bệnh nhân bị song thị sốt cao, mất tri giác.  Khám thấy giảm vận động một mắt, phù kết mạc lồi mắt, xương xoăn mũi ở vách đỏ sậm hay hoại tử có thể hoại tử một vùng ở khẩu cái cứng viêm da gò má, dễ bị mù do nấm xâm nhập vào nhãn cầu hay động mạch mắt. Chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ thấy mờ ở một hoặc nhiều xoang, chụp động mạch cảnh có thể thấy hình ảnh xâm nhập hay tắc nghẽn động mạch.

Nếu nấm xâm nhập vào não ở thùy trán có thể gây hôn mê Biểu hiện bệnh lúc đầu rất giống với viêm xoang do nhiễm khuẩn Khi xuất hiện tình trạng lơ mơ có thể là đã bị nhiễm toan do bệnh đái tháo đường Nếu ổ mắt bị nấm xâm nhập, có thể dẫn đến huyết khối xoang hang. Các trường hợp không chẩn đoán được bệnh sớm hoặc không được điều trị bệnh nhân có thể tử vong sau vài ngày hay vài tuần. Nếu phổi bị nhiễm nấm gây bệnh, các triệu chứng giống như viêm phổi tiến triển nặng có kèm theo biểu hiện sốt cao và nhiễm độc. Các ổ thâm nhiễm rộng có thể hóa nang ở vùng trung tâm bị hoại tử. Đặc biệt nguy hiểm khi nấm lan theo đường máu đến gây bệnh ở các vùng phổi khác hay đến não và các cơ quan khắp cơ thể. Ở thể bệnh này, hiếm thấy bệnh nhân sống sót được trên 2 tuần. Những trường hợp nấm gây bệnh ở đường tiêu hóa, thường biểu hiện từ một đến nhiều vết loét tiến triển dẫn đến thủng ống tiêu hóa.

Phương pháp chụp CT hay MRI rất tốt để đánh giá mức độ viêm xoang trước khi mổ và theo dõi diễn tiến của bệnh nhân sau mổ. Chụp CT còn giúp phát hiện sự ăn mòn xương, chụp MRI cho phép quan sát rõ sự xâm lấn của nấm vào trong thùy trán hay động mạch cảnh. Sinh thiết giúp chẩn đoán các tổn thương ở phổi và sọ mặt. Chụp Xquang thông thường  thấy xoang mờ, hoặc có ổ lắng đọng canxi Giải phẫu bệnh mổ xoang thấy trong xoang có những khối màu đen, dễ vỡ hoặc giống như bùn. Soi bệnh phẩm bằng kính hiển vi thấy những sợi nấm và những bào tử nấm thâm nhập trong các lớp niêm mạc xoang. Nuôi cấy trong môi trường thích hợp cho nấm phát triển, soi kính hiển vi chẩn đoán xác định được nấm gây bệnh. Chẩn đoán huyết thanh thường âm tính trong giai đoạn nấm chưa xâm lấn, nhưng dương tính cao ở giai đoạn xâm lấn.

Phương pháp chữa trị và phòng bệnh

Điều trị nội khoa, có thể dùng amphotericin B tiêm tĩnh mạch có kết quả tốt đối với bệnh nấm Mucorales ở vùng sọ mặt hay các thể bệnh khác. Nên sử dụng liều cao trong thời gian dài cho đến khi lui hết các triệu chứng. Liều thông thường là 1-1,5mg/kg mỗi ngày, trong thời gian từ 10-12 tuần. Nếu điều trị tích cực có thể chữa khỏi bệnh cho khoảng trên 50% số bệnh nhân bị nhiễm bệnh vùng sọ mặt. Trường hợp bệnh nhân bị bệnh nấm Mucorales ở phổi, đường tiêu hóa hay ở thể lan tỏa dù có được điều trị thì tiên lượng vẫn rất xấu.   

Phòng và chữa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là phải lấy dị vật trong mũi xoang. Phẫu thuật xử lý các trường hợp gây bít tắc xoang như cắt polype khối u chỉnh hình vách ngăn mũi... Nếu phát hiện nấm trong xoang phải lấy ra triệt để, hốc xoang phải được bơm rửa sạch. Cắt lọc và làm sạch rộng các tổn thương sọ mặt.

Tránh ở những nơi nóng, ẩm thấp, không khí ô nhiễm, nhiều bụi. Người làm các nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiếp xúc thường xuyên với ngũ cốc lâm sản, hải sản cần có trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, ủng để tránh bị nhiễm bụi, nhiễm nấm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật