Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu và cách điều trị

Bệnh thiếu máu hay một sự rối loạn máu được định nghĩa theo hai cách: Có một số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường. Có một số lượng hemoglobin ít hơn bình thường (hemoglobin là một phần của hồng cầu mang oxy).

Khi không đủ hồng cầu hoặc có ít hemoglobin máu sẽ không thể mang đủ oxy tới các cơ quan của cơ thể. Bệnh này không chừa một ai kể cả nam giới phụ nữ và trẻ em. Người gầy hay mập cũng khó đoán biết được bệnh.

Nhận biết bệnh thiếu máu

Nếu thường xuyên mệt mỏi dù đã ngủ nhiều hay cảm giác thiếu năng lượng để làm các việc hàng ngày, bạn có nguy cơ bị thiếu máu. Đây cũng có thể là thủ phạm giấu mặt cho triệu chứng trí nhớ kém và tâm trạng thoắt vui thoắt buồn

Triệu chứng của bệnh rất đa dạng. Có thể khó nhận biết vì trường hợp thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng. Một số triệu chứng có thể đe dọa mạng sống như yếu mệt chóng mặt da xanh tái đau đầu tay chân tê dại hoặc lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp. Người bị thiếu máu có ít oxy trong máu. Vì thế tim của họ phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Triệu chứng thể hiện ra ngoài là rối loạn nhịp tim hụt hơi và đau ở ngực.

Những đối tượng có nguy cơ cao

Trẻ em dưới hai tuổi có nguy cơ bị thiếu máu khi chế độ ăn thiếu chất sắt Trẻ thiếu máu do thiếu sắt có thể có cảm giác thèm ăn những thứ kì lạ như đá, đất sét. Bác sĩ nhi sẽ kiểm tra trẻ em khi có dấu hiệu thiếu máu Nếu không chữa trị, thiếu máu nặng có thể ảnh hưởng đến phát triển não bộ.

Trẻ dưới hai tuổi có nguy cơ bị thiếu máu khi chế độ ăn thiếu sắt

Trẻ dưới hai tuổi có nguy cơ bị thiếu máu khi chế độ ăn thiếu sắt

Phụ nữ và những người mắc bệnh kinh niên như như bệnh thận cũng có nguy cơ này. Nguyên nhân do phụ nữ có chu kỳ “đèn đỏ” nên sẽ mất nhiều máu. Thời kỳ thai kỳ cũng làm thay đổi lượng máu trong cơ thể. Người mắc bệnh kinh niên có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất hồng cầu.

Ngay cả ở tuổi teen, nếu thấy mệt mỏi thường xuyên, hãy nghĩ đến khả năng bị thiếu máu Một số trẻ phát triển quá nhanh có thể thiếu máu do thiếu sắt Trẻ em gái có nguy cơ cao hơn do có chu kỳ “đèn đỏ”.

Ngăn ngừa và điều trị:

Bạn có thể ngăn ngừa một số loại thiếu máu bằng chế độ ăn uống khỏe mạnh thực phẩm chứa sắt bao gồm thịt nạc đỏ gan cá, các loại đậu rau lá xanh đậm. Đồng thời bạn ăn các thực phẩmvitamin B12 và axit folic như trứng các sản phẩm từ sữa rau bó xôi và chuối

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng phương pháp hỗ trợ khác hiệu quả và cần thiết là nâng cao sức đề kháng thể trạng để phòng ngừa bệnh. Cách hữu hiệu, đơn giản và có tác dụng mà ngày nay mọi người áp dụng đó là sử dụng các thực phẩm chức năng bồi bổ cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật