Tại sao có những người tự chữa khỏi ung thư bạn có biết

Tốt nhất nên đặt nó dưới sự kiểm soát, giữ tinh thần ổn định sẽ khiến bệnh tiến triển chậm và giảm nỗi đau đớn cho bệnh nhân.

Nhiều nhà tu hành có thể chiến thắng ung thư hoặc tự chữa khỏi bệnh này là nhờ thoát áp lực về tinh thần, không tham sống cũng không sợ chết và luôn giữ cho tâm hồn thanh thản nhẹ nhàng.

Theo Health Sina, một người có khả năng tự chữa lành ung thư không phải kỳ tích mà được ghi nhận nhiều trong y khoa. Trên thực tế bệnh có thể chữa khỏi được hay không một mặt phụ thuộc vào bản chất của ung thư, một mặt phụ thuộc vào những nhân tố khác trong quá trình điều trị. Ghi nhận trong hầu hết trường hợp tự khỏi ung thư, điều quan trọng nhất và cũng là điều duy nhất bệnh nhân có thể kiểm soát được chính là vấn đề tâm lý và tinh thần.

Một số nghiên cứu cho thấy có người sau khi bị bệnh ung thư lại mắc thêm chứng tâm thần phân liệt. Điều này có thể xem là tồi tệ. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận những người mắc ung thư mà không bị tâm thần phân liệt, sau một thời gian điều trị đã qua đời sớm, có thể do bản chất bệnh ung thư hoặc do không chịu nổi tác dụng phụ của hóa trị. Còn người ung thư bị tâm thân phần liệt thì vẫn sống, thậm chí khối u trong cơ thể họ dần biến mất. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều kỳ lạ này do vấn đề 'mệnh lệnh tâm lý': Người bệnh tâm thần phân liệt không phải chịu những áp lực tinh thần nặng nề và ham muốn được sống của người bình thường sau khi biết mình bị ung thư.

Một số nghiên cứu trên các nhà sư phát hiện một điều bất ngờ rằng những chỉ tiêu kiểm tra liên quan mật thiết đến sức khỏetuổi thọ với người bình thường đều không được các bậc tu hành coi trọng. Tuy vậy những nhà sư thường sống rất thọ, chiếm tỷ lệ lớn trong số người cao tuổi. Nguyên nhân được cho là do tâm trí người xuất gia không có những gánh nặng và ham muốn của người bình thường; trong khi đó gánh nặng lo âu sẽ gây ra bệnh hoặc khiến bệnh trạng trầm trọng thêm.

'Dù là người bị tâm thần phân liệt hay người xuất gia, lý do họ có thể vượt qua ung thư hoặc tự chữa khỏi đều do thoát được áp lực về tinh thần, không tham sống cũng không sợ chết, luôn thanh thản nhẹ nhàng', nhóm nghiên cứu kết luận.

Thống kê y khoa cho thấy trong số bệnh nhân tử vongung thư có 1/3 do sợ hãi cái chết, 1/3 bởi dùng thuốc quá mức khiến cơ thể không chịu nổi, 1/3 còn lại vì chữa trị vô hiệu và các nguyên nhân khác. Nhiều chuyên gia khuyên người bệnh ung thư không nên quá sợ hãi. Mọi người thường có quan niệm rằng 'ung thư là căn bệnh không thể chữa trị', nhưng lại muốn 'phải trị dứt điểm các khối u'. Trong khi cao huyết áp tiểu đường bệnh mạch vành tim đều là những căn bệnh khó chữa, vậy tại sao ung thư nhất định phải chữa? Thực tế có những người bệnh dù đã ở giai đoạn di căn vẫn có thể sống được thêm vài năm, thậm chí trên 10 năm.

Theo cơ chế tiến triển thông thường của bệnh, rất nhiều loại ung thư sẽ di căn. Với sự tiến bộ liên tục các liệu pháp chống ung thư, thời gian sống của bệnh nhân ung thư ngày càng được kéo dài, điều này đã và đang mang lại sự tự tin cho các y bác sĩ và bệnh nhân. Người bệnh nên hiểu rằng hiện tại y học đã phát triển, ngay khi khối u đã di căn, các bác sĩ vẫn có cách để chữa trị và kéo dài sự sống cho bạn.

Do đó không ai khác mà chính là người bệnh cần giải tỏa tâm lý cho mình nếu không muốn chết sớm. Khi đó bạn sẽ không nằm trong số 30% bệnh nhân vì quá sợ ung thư dẫn đến lo âu trầm cảm suy giảm hệ miễn dịch và qua đời chỉ sau thời gian ngắn phát hiện bệnh.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng mục tiêu của nghiên cứu này không nhằm khẳng định ung thư có thể chữa trị hoàn toàn mà đừng coi 'đây là bản án tử treo đầu giường'. Tốt nhất nên đặt nó dưới sự kiểm soát, giữ tinh thần ổn định sẽ khiến bệnh tiến triển chậm và giảm nỗi đau đớn cho bệnh nhân, góp phần tăng tỷ lệ sống còn và chất lượng cuộc sống

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật