Tại sao không ăn cay nóng, uống rượu bia vẫn bị đau dạ dày?

Thống kê hiện nay cho thấy có tới trên 20% dân số Việt Nam mắc bệnh đau dạ dày và con số này đang không ngừng tăng, ước tính mỗi năm tăng khoảng 0,2%. Theo Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, có tới 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Trong đó, gần 65% người dân Việt Nam bị viêm dạ dày mãn tính. Trên 70% số người bị ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn tiến triển do không có triệu chứng rõ rệt và nhầm lẫn với bệnh

Thi thoảng anh đau bụng, ợ hơi nhưng rồi nhiều việc và ngại đi khám

Anh Nguyễn Văn Toán (Hải Dương) cho biết, thi thoảng anh đau bụng ợ hơi nhưng rồi nhiều việc và ngại đi khám. Vợ anh cho rằng anh bị đau dạ dày nên bắt kiêng khem đủ thứ, từ ăn uống kiêng hoàn toàn bia rượu cà phê thuốc lá thức khuya, ăn đồ cay nóng,.. tuy nhiên thời gian gần đây anh liên tục bị ợ chua, cảm giác đầy bụng chậm tiêu và đau bụng mỗi khi bị đói hoặc ngay sau khi ăn nên phải đi khám.

Cũng chung tình trạng như Anh Toán, chị Hằng ở Tp. Hải Dương cho biết, chị bị đau dạ dày đã mấy năm, hay trướng bụng trên, ợ hơi, ợ chua, nóng ruột cồn cào...mỗi lần chị nhập viện khám và uống thuốc được vài tháng lại bị tái phát. Mặc dù kiêng khem đủ thứ nào là không ăn ớt đồ cay nóng nhưng tình trạng cũng chẳng đỡ hơn nên mỗi lần đau tăng kèm theo ợ hơi khó tiêu là chị lại vào bệnh viện khám.

Đây chỉ là hai trong nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mà không hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh khiến cho bệnh nhân mệt mỏi và phiền toái trong sinh hoạt.

Không phải bệnh dạ dày nào cũng có triệu chứng đau

Theo ThS.BS. Võ Duy Long, do các triệu chứng ung thư dạ dày gần giống với triệu chứng các bệnhdạ dày khác: đầy hơi chướng bụng ợ chua, trào ngược dạ dày… nên nhiều người chủ quan không đi khám và đặc biệt là không nội soi dạ dày, phương pháp chẩn đoán các bệnh lý dạ dày hiệu quả. Phương pháp này đã được các nước tiên tiến sử dụng từ lâu.

Tất cả người Nhật Bản và Hàn Quốc tuổi sau 40 đều đi nội soi dạ dày. Trong trường hợp khi nội soi tùy theo thương tổn để xử lý, hoặc nội soi lại sau mỗi 6 tháng,1 năm, 2 năm... Cần chú ý là không phải bệnh lý dạ dày nào cũng có triệu chứng đau.

Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng (gọi tắt là nội soi dạ dày) là một phương pháp chẩn đoán bệnh bằng một thiết bị quan sát đặc biệt, gọi là ống nội soi. Đây là một ống mềm có bộ phận chiếu sáng và ghi nhận hình ảnh, đường kính tương đương ngón tay út trẻ em có các nút điều khiển để quan sát bên trong ống tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng (đoạn đầu tiên của ruột non).

BS. CKI. Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết thêm: việc chẩn đoán các bệnh của ống tiêu hóa bằng nội soi có độ chính xác cao hơn so với phương pháp chụp X- quang hay siêu âm. Ngoài việc chẩn đoán bệnh nội soi dạ dày còn được chỉ định để lấy các dị vật ống tiêu hóa, điều trị xuất huyết tiêu hóa  xét nghiệm vi trùng HP, giúp lấy các mẫu mô sinh thiết từ tổn thương hoặc niêm mạc dạ dày gửi xét nghiệm khi nghi ngờ ung thư

Chị T.V.L., 23 tuổi, ở Vũng Tàu có triệu chứng đau bụng và đi khám tại một bệnh viện và được chẩn đoán là viêm dạ dày Tuy nhiên, dù  uống thuốc đúng liệu trình nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Sau đó, chị đến khám tại một bệnh viện ở TP.HCM và được chẩn đoán nghi ngờ ung thư dạ dày. Chị đã đến bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM để khám và nội soi dạ dày… Ở đây, các bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư dạ dày giai đoạn 3 và phẫu thuật cho chị.

Tương tự, anh N.H.M., 46 tuổi, ở TP.HCM, tình cờ đi khám sức khỏe xét nghiệm máu có H.P, được bác sĩ khuyên nội soi dạ dày và được phát hiện khối u. Anh M  được mổ sớm, hiện sức khỏe phục hồi tốt.

“Bên cạnh tầm soát bệnh, để phòng tránh các bệnh lý dạ dày nói chung ung thư dạ dày nói riêng, nên tránh các yếu tố nguy cơ nói trên. Cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, chế độ tập luyện nghỉ ngơi hợp lý. Việc điều trị phải tuân thủ bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc giữa chừng, không nghe người không có chuyên môn mách bảo thuốc này thuốc nọ rồi uống hoặc chỉ dùng các phương thuốc truyền miệng”, BS. Thủy chia sẻ.

Bệnh nhân đau dạ dày khi có các triệu chứng sau đây, cần lưu ý

-    Ăn không tiêu, chậm tiêu, hay thường xuyên đầy hơi

-    Ợ hơi, Ợ chua, Ợ nóng

-    Đau thượng vị, nóng rát thượng vị.

-    Khó nuốt hay nuốt đau, nuốt nghẹn, nuốt vướng.

-    Đau sau xương ức cảm giác trào ngược, thường xuyên nhợn ói khi đánh răng

-    ho viêm họng kéo dài, cảm giác vướng đàm.

-    Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật