Tăng đường huyết khi mang thai, bà bầu chớ nên chủ quan

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng thai phụ tăng đường huyết chỉ xảy ra trong thai kỳ và trở về mức đường huyết bình thường sáu tuần sau sinh. Đái tháo đường thai kỳ không những làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mẹ mà còn có thể đe dọa đến sức khỏe của thai nhi

Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ

Trong thời kỳ mang thai nhau thai phát triển sản suất một số các kích thích tố làm giảm tác động của insulin ở các mô, đến một mức độ nào đó có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Đái tháo đường thai kỳ phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trở về mức đường huyết bình thường sáu tuần sau sinh.

Một số phụ nữ có nguy cơ cao như: mang thai có tuổi đời lớn hơn tuổi 25, người có tiền sử bị đái tháo đường týp 2 gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột) bị đái tháo đường týp 2. Hoặc những người trong thai kỳ trước bị đái tháo đường thai kỳ hoặc có tiền sử thai chết lưu không rõ nguyên nhân. Những người bị thừa cân béo phì đều có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.

Các biến chứng của đái tháo đường thai kỳ

Đối với thai phụ, đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật một hội chứng đặc trưng bởi huyết áp cao và protein xuất hiện trong nước tiểu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng khó lường, thậm chí còn đe dọa đến cả tính mạng của thai phụ và thai nhi Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ có tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn ở các thai phụ không bị bệnh.

Còn đối với thai nhi đái tháo đường thai kỳ nếu không được quản lý tốt có thể dẫn đến không kiểm soát được lượng đường máu của thai nhi thai nhi có nguy cơ tăng trưởng quá mức là một trong trong những nguyên nhân dẫn đến đẻ khó. Song đối với những trường hợp ở một số bà mẹ bị đái tháo đường lâu năm có kèm theo các biến chứng mạch máu thì thai nhi thường kém phát triển trong tử cung do sự kém tưới máu nuôi dưỡng trong tử cung, nhau thai, hoặc kiểm soát đường huyết quá chặt cũng làm thai nhi kém phát triển

Trẻ sơ sinh của những bà mẹ không được kiểm soát đường huyết tốt có nguy cơ cao bị suy hô hấp cấp do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến bệnh nặng lên và tỷ lệ tử vong cao. Các dị tật bẩm sinh: nứt đốt sống não úng thủy teo thận nang thận thông liên thất thông liên nhĩ… Nguyên nhân chính gây thai nhi tử vong là do dị tật bẩm sinh, suy hô hấp hoặc thai phụ nhiễm toan xê tôn.

Một số thai nhi bị tử vong do liên quan đến sản giật và tiền sản giật đay là một biến chứng phổ biến ở những sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ trẻ sơ sinh có thể bị hạ đường huyết trong vòng 48 giờ đầu sau sinh, do tình trạng tăng insulin máu vẫn còn tồn tại. Ngoài ra còn một số biểu hiện khác ở trẻ sơ sinh như hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da)…

Vì vậy thai phụ đái tháo đường thai kỳ cần được điều trị tích cực, kiểm soát đường huyết tốt trong suốt quá trình mang thai Cần đi khám thai định kỳ để có thể phát hiện sớm các dị tật, các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, để có kế hoạch can thiệp kịp thời và hiệu quả nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật