Thủy đậu, muốn tránh biến chứng hãy phòng ngừa theo cách này!

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, tác nhân gây bệnh là virut Varicella-zoster, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, thường xảy ra ở trẻ em, nhiều nhất từ 5 - 9 tuổi. Mùa đông xuân là thời gian thủy đậu xảy ra nhiều nhất. Thời tiết lạnh khiến nhiều phụ huynh lo ngại việc tắm rửa làm trẻ lạnh cộng với tâm lý quá giữ gìn, kiêng cữ làm trẻ bị thủy đậu càng thêm ngứa ngáy, hay gãi gây nhiễm khuẩn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. SK&ĐS xin cung cấp cho độc giả về nguy cơ và cách phòng ngừa lây nhiễm căn bệnh này.

Những triệu chứng khi mắc bệnh

Thời gian ủ bệnh trung bình 13 - 17 ngày; bệnh thủy đậu thường nặng hơn khi xảy ra ở người lớn và ở trẻ còn nhỏ, thời kỳ khởi phát kéo dài 24 - 48 giờ với biểu hiện sốt nhẹ và mệt mỏi; thời kỳ toàn phát ban mọc trước tiên vùng mặt và thân rồi có thể lan ra toàn bộ những phần còn lại của cơ thể. Ban có dạng bọng nước với đường kính 3 - 10mm trên đường viền da màu hồng. Ban chuyển từ bọng nước trong sang đục và đóng vẩy sau 24 giờ. Ban mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có nhiều dạng khác nhau từ nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vẩy. Bình thường, những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Ở trẻ em thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày, dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

Thủy đậu lây lan như thế nào?

Thủy đậu là một trong những bệnh rất dễ lây nhiễm, lây lan từ người sang người qua đường không khí khi hít phải các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp do người bệnh ho hắt hơi thải ra hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch của nốt phỏng, hoặc bị lây gián tiếp qua các vật dụng mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc

Thời kỳ lây truyền thường 2 ngày trước phát ban và 5 ngày sau khi xuất hiện những bọng nước đầu tiên và không còn lây lan nữa khi các mụn nước khô vảy. Do dễ lây lan nên trường học, nhà trẻ, những nơi đông người là những nơi thuận lợi làm bùng phát dịch thủy đậu.

Cần cách ly triệt để người bệnh khoảng 1 tuần kể từ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Sát khuẩn, tẩy uế quần áo người bệnh, đồ vật có khả năng bị nhiễm các chất tiết mũi họng, các bọng nước thủy đậu vỡ.

Biến chứng nguy hiểm

Khi các nốt phỏng vỡ ra, nếu không giữ vệ sinh có thể gây nhiễm khuẩn da tại chỗ và có thể bội nhiễm thường gặp ở trẻ em; biến chứng tổn thương thần kinh trung ương bao gồm rối loạn ở tiểu não như chóng mặt run, rối loạn ngôn ngữ. Biến chứng nặng hơn là viêm não, biểu hiện nhức đầu co giật rối loạn ý thức. Những trường hợp tổn thương thần kinh như liệt thần kinh và hội chứng Reye có thể xảy ra do dùng aspirintrẻ em kết hợp tổn thương gan và não khả năng gây tử vong nhiều hơn.

Các biến chứng nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, lupus bệnh bạch cầuung thư trên những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch như các corticoid trẻ sơ sinh có mẹ bị thủy đậu ở 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ chịu những nguy cơ cao của bệnh. Nếu mẹ phát bệnh thủy đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sinh, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%.

Các biện pháp điều trị và phòng ngừa

Dùng thuốc giảm đau hạ sốt dùng thuốc sát khuẩn ngoài da xanh methylen kết hợp kháng histamin giảm ngứa; trong trường hợp tổn thương da mủ do tụ cầu dùng oxacillin hoặc vancomycin; nếu viêm phổi dùng kháng sinh cephalosporin thế hệ 3. Một số trường hợp bị bệnh thủy đậu có thể dùng acyclovir Acyclovir là một thuốc kháng virut được sử dụng để rút ngắn thời gian của bệnh thuốc chỉ hiệu quả nếu được dùng sớm từ 1 - 2 ngày khi bắt đầu phát ban thủy đậu. Acyclovir thường được chỉ định cho những bệnh nhân có kèm theo một số bệnh nguy hiểm như lupus đái tháo đường người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Không được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hóa nặng gồm tổn thương nãogan dẫn đến tử vong).

Với trẻ nhỏ, nên cắt sát móng tay để tránh tổn thương da do gãi và đề phòng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát. Tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ bớt ngứa. Ngoài ra, có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine.

Bệnh thủy đậu có thể hoàn toàn phòng ngừa được bằng tiêm ngừa vắc-xin. Việc chủng ngừa có hiệu quả trong việc phòng chống bệnh và tránh được biến chứng của bệnh là bệnh zona sau này. Vắc-xin thủy đậu là vắc-xin sống giảm độc lực có tính an toàn cao, khả năng gây miễn dịch bảo vệ trên 90%, miễn dịch được trên 20 năm.   

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật