Viêm phổi do phế cầu, một bệnh lý nguy hiểm, có thể bạn sẽ bất ngờ

Bệnh phế cầu khuẩn là một bệnh lý nguy hiểm có số tử vong rất cao. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hằng năm có khoảng 1,6 triệu người chết trong đó gần 50% là trẻ em dưới 5 tuổi. Số trẻ em chết do nhiễm phế cầu khuẩn khoảng 11% tổng số trẻ dưới 5 tuổi chết do mọi nguyên nhân. Vi khuẩn đã kháng rất nhiều loại kháng sinh thông dụng nên việc điều trị rất tốn kém và khó khăn.

Những dấu hiệu khi bị nhiễm phế cầu khuẩn

Viêm đường hô hấp trên do phế cầu thường có sốt cao 39 - 41oC, có cơn rét run dữ dội, thở nhanh, mạch nhanh ho khan đau ngực buồn nôn nôn; bệnh tiến triển rầm rộ vào ngày thứ 2 - 3, bệnh nhân có các biểu hiện rất mệt ho khạc nhiều đờm hay gặp đờm màu gỉ sắt do chảy máu trong phế nang, thở nhanh nông, vã mồ hôi có thể kèm herpes môi.

Nếu viêm phổi thùy một bên thì cử động lồng ngực bên tổn thương giảm, rung thanh tăng, gõ đục khi vùng đông đặc rộng, rì rào phế nang giảm, ran nổ, thổi ống, tiếng cọ màng phổi. Nếu bệnh nhân trước đó đã dùng kháng sinh thì các triệu chứng sẽ không điển hình nữa mà chỉ có đau ngực, thậm chí không sốt và khạc đờm. Ở người già, nhiều khi không thấy triệu chứng thực thể, nhưng triệu chứng loạn thần và nhiễm khuẩn lại nổi bật.

Nếu bị viêm tai giữa có biểu hiện nhức tai, sốt, khó chịu, lãng tai, đôi khi có nôn, tiêu chảy; nếu bị viêm màng não có sốt cao đau đầu buồn nôn hoặc nôn, cổ cứng. Trước khi có kháng sinh hoặc không được điều trị bằng kháng sinh, cơn bệnh diễn biến sau 5-10 ngày: thân nhiệt giảm nhanh về bình thường, bệnh nhân tiểu nhiều, vã mồ hôi có thể trụy tim mạch dẫn đến tử vong Trường hợp nhẹ, bệnh có thể giảm từ từ, khi có kháng sinh bệnh sẽ giảm nhanh, thường hết sốt sau 24 - 36 giờ 

Biến chứng thường gặp của bệnh do phế cầu khuẩn

Một số biến chứng như tràn dịch màng phổi bởi dịch tiết; viêm mủ màng phổi chủ yếu gặp khi điều trị kháng sinh muộn hoặc kháng sinh không có tác dụng với phế cầu. Tràn dịch màng ngoài tim với các triệu chứng sốt kéo dài, mạch nhanh đau ngực, nghe thấy tiếng cọ màng ngoài tim, Xquang thấy bóng tim to; một số biến chứng xa có thể gặp như viêm màng não viêm màng trong tim viêm khớp nhiễm khuẩn viêm nội nhãn viêm phúc mạc

Chụp Xquang phổi thấy đám mờ chiếm cả thùy phổi, có phế quản hơi. Xét nghiệm máu có bạch cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng. Nhuộm đờm thấy phế cầu khuẩn...

Điều trị khi bị bệnh do phế cầu

Sử dụng kháng sinh có hiệu lực cao đối với phế cầu khuẩn như penixilin G, ampixilin, cephalosporin thế hệ III (cefazolin), nhóm macrolid, clindamyxin. Điều trị hỗ trợ bằng bồi phụ nước, điện giải. Giảm đau ngực dùng paracetamol aspirin meperidin thuốc giảm ho long đờm, hạ nhiệt. Chú ý điều trị biến chứng như mủ màng phổi viêm màng ngoài tim

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Biện pháp phòng bệnh thường xuyên là vệ sinh cá nhân vùng miệng, họng đường hô hấp trên, bồi dưỡng sức khỏe Trẻ em, người già yếu dễ bị bệnh do vậy cần phát hiện sớm các triệu chứng để có biện pháp điều trị sớm, hạn chế biến chứng nặng và tử vong. Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

Biện pháp tốt nhất là tiêm vaccin ngừa phế cầu khuẩn cho nhóm người có nguy cơ cao như trẻ em dưới 5 tuổi; người già trên 65 tuổi; bệnh nhân suy thận mạn tính, đa u tủy, hội chứng thận hư ghép thận bệnh nhân bị bệnh tim phổi mạn tính... Tại Việt Nam hiện nay chỉ có vaccin Pneumo 23 tiêm phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn; vaccin này tiêm cho trẻ trên 2 tuổi và người trên 65 tuổi, dùng 1 liều duy nhất; người già và mắc bệnh mạn tính tiêm nhắc lại sau 3-5 năm sau tiêm liều đầu tiên. Nên tiêm ngừa phối hợp với tiêm vaccin cúm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật