Cách sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi để đạt hiệu quả

Mặc dù đã có vắc-xin phòng bệnh sởi rất hiệu quả, tuy nhiên bệnh sởi vẫn tiếp tục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, 1/3 số trẻ em dưới 5 tuổi bị nhiễm sởi có các biến chứng và 55% trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi là trẻ em dưới 5 tuổi.

Vì sao phải sử dụng vitamin A?

Vitamin A có chức năng bảo tồn tính toàn vẹn của tế bào biểu mô, ngoài ra còn đóng vai trò trong tăng trưởng và tăng cường miễn dịch

Thiếu vitamin A thường xảy ra ở trẻ em được nuôi dưỡng không đầy đủ. Những bệnh nhân này thường có dự trữ vitamin A ở gan rất thấp khi bị nhiễm sởi, mặc dù nguyên nhân chính xác còn chưa rõ ràng. Nguyên nhân có thể là do giảm nồng độ protein (prealbumin và protein gắn retinol) cần thiết để huy động vitamin A từ gan. Sự sụt giảm này được quan sát thấy ở trẻ em mắc bệnh sởicác bệnh cấp tính khác. Kết quả dẫn đến nồng độ netinol huyết thanh thấp và giảm tái tạo bề mặt biểu mô.

Trong số 89 trẻ em dưới 2 tuổi ở New York bị mắc bệnh sởi, có 22% trẻ có nồng độ vitamin A trong huyết thanh thấp. Nồng độ vitamin A huyết thanh thấp có mối tương quan với nồng độ kháng thể đặc hiệu kháng sởi thấp hơn và tăng tỷ lệ mắc bệnh. Một cuộc điều tra tương tự tại Nam Phi cho thấy, có mối liên quan giữa vitamin A và các yếu tố miễn dịch làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở bệnh nhân sởi.

Thiếu vitamin A thường xảy ra ở trẻ em

Thiếu vitamin A thường xảy ra ở trẻ em

Tác dụng của vitamin A trong điều trị bệnh sởi lần đầu tiên được báo cáo năm 1932. Gần đây, nghiên cứu ở nhóm đối chứng ở trẻ em Nam Phi dưới 13 tuổi mắc bệnh sởi và không có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng của suy dinh dưỡng Những trẻ mắc bệnh sởi được uống bổ sung vitamin A liều cao (400.000 đơn vị) tại thời điểm nhập viện có tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong rõ rệt hơn ở trẻ em dưới 2 tuổi. Các nghiên cứu khác cũng đã xác nhận việc bổ sung vitamin A làm giảm mức độ nặng của các biến chứng (ví dụ tiêu chảy nhiễm khuẩn hô hấp) ở bệnh nhân mắc bệnh sởi.

Tính an toàn của vitamin A

Tình trạng ngộ độc vitamin A cấp tính hiếm gặp và thường do sử dụng liều cao (liều tích lũy thường xuyên trên 1.000.000 đơn vị) trong 2 - 3 tuần. Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc vitamin A cấp tính ở trẻ nhỏ là trẻ có biểu hiện thóp phồng và nôn mửa Ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành có biểu hiện buồn nôn nôn nhức đầutăng áp lực nội sọ Xét nghiệm chức năng gan có biểu hiện bất thường cũng có thể xảy ra khi sử dụng quá liều vitamin A. Vitamin A gây dị tật bẩm sinh ở liều điều trị nên không được kê đơn cho phụ nữ mang thai Không có báo cáo về ngộ độc vitamin A cấp tính ở trẻ em mắc bệnh sởi khi sử dụng các liều khuyến cáo của WHO.

Điều quan trọng là liều khuyến cáo của vitamin A cho điều trị bệnh sởi cao hơn 100 - 200 lần nhu cầu khuyến nghị của khẩu phần ăn hàng ngày. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cân nhắc dữ liệu về tính hiệu quả và an toàn của vitamin A ở trẻ em Mỹ mắc bệnh sởi còn hạn chế và do vậy, cảnh báo các bác sĩ thực hành áp dụng điều trị vitamin A cho bệnh nhân sởi hết sức cẩn thận, sử dụng đúng liều vitamin A quy định và theo dõi các tác dụng phụ (ví dụ: thóp phồng đau đầu và nôn). Việc phân phối vitamin A cần được hướng dẫn cụ thể và sử dụng liều vitamin A theo tuổi phù hợp để đề phòng ngộ độc.

Chương trình phòng chống thiếu vitamin A ở nước ta

Từ năm 1988, Viện dinh dưỡng đã triển khai Chương trình Phòng chống thiếu vitamin A và bệnh khô mắt Từ năm 1993, chương trình đã được triển khai trên toàn quốc. Năm 1995, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Phòng chống thiếu vitamin A quốc tế công nhận đã loại trừ bệnh khô mắt do thiếu vitamin A thể lâm sàng nhưng cho đến nay, thiếu vitamin A cận lâm sàng vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam.

Hoạt động phòng chống thiếu vitamin A được triển khai với các cách tiếp cận khác nhau: tiếp cận dựa vào thực phẩm bổ sung vitamin A vào thực phẩm và bổ sung vitamin A liều cao cho các đối tượng nguy cơ cao, giáo dục truyền thông về cách nuôi con theo khoa học, ăn bổ sung hợp lý cho trẻ, kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu khác như tiêm chủng phòng sởi, chống tiêu chảy Tại 63 tỉnh, thành phố, hoạt động của chương trình là tập trung bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ 6 - 36 tháng tuổi uống theo chiến dịch vào Ngày Vi chất dinh dưỡng (ngày 1 - 2 tháng 6 (đợt 1) và kết hợp với ngày tiêm chủng tháng 12 (đợt 2) hàng năm với liều 100.000 đơn vị cho trẻ 6 - 11 tháng tuổi, 200.000 đơn vị cho trẻ 12 - 36 tháng tuổi.

Chương trình còn bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A (trẻ dưới 6 tháng không được bú mẹ, trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tiêu chảy kéo dài nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, sởi) và bà mẹ trong tháng đầu sau sinh (để tăng cường vitamin A trong sữa mẹ). Ở một số tỉnh khó khăn, những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A cao, các trẻ từ 36 - 59 tháng tuổi cũng được uống bổ sung 200.000 đơn vị vitamin A, một năm 2 lần. Trong các năm qua, tỉ lệ trẻ em 6 - 36 tháng tuổi được bổ sung vitamin A liều cao trong các đợt chiến dịch luôn đạt tỷ lệ trên 90%.

* Ngày 18/4/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định số 1327/QĐ-BYT ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi” trong đó uống bổ sung vitamin A được coi là điều trị hỗ trợ đối với trẻ đã mắc sởi với liều cụ thể như sau:

Trẻ < 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp.

Trẻ 6 -12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.

Trẻ > 12 tháng và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.

Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4 - 6 tuần.

* Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã ban hành một tuyên bố chung khuyến nghị rằng vitamin A được dùng cho tất cả trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh sởi ở các địa phương có tình trạng thiếu vitamin A đang là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (trẻ được chẩn đoán là thiếu vitamin A khi có hàm lượng vitamin A huyết thanh 1%.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật