Trẻ bị ho: Dùng thuốc như thế nào để đem lại hiệu quả?

Ho làm sạch đờm từ phế quản phổi, trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ho làm bệnh mau khỏi, cha mẹ không nên cho bé dùng thuốc giảm ho.

Thời tiết đang thay đổi thất thường tại các tỉnh miền Bắc làm gia tăng trẻ mắc các bệnh đường hô hấp Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong số trên 400 trẻ đến khám mỗi ngày thì có đến 60% bệnh nhi mắc các bệnh hô hấp. Trong đó, ho là triệu chứng thường gặp nhất của nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc dưới.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào dùng thuốc giảm ho ức chế ho cũng tốt. Theo phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, sử dụng đúng thuốc ho trong điều trị sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh Nhiều cha mẹ cứ thấy con húng hắng ho là lo lắng, mà không biết đó là triệu chứng có lợi của cơ thể giống như sổ mũi hay sốt. Ho nhiều là phản xạ khạc nhổ các dịch chất tiết (đờm), chất nhày từ mũi xuống họng, nếu trẻ ho được thì nhanh khỏi bệnh.

Theo dõi về lâm sàng cho thấy ho về đêm do nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ chỉ làm phiền bà mẹ và người xung quanh nhiều hơn là đối với chính trẻ. Đôi khi ho có thể gây nôn thứ phát, tuy vậy rất hiếm khi làm trẻ kiệt sức hoặc không thể ngủ được vì ho. Vì thế, cha mẹ chỉ chữa khi các triệu chứng nhiều như ho quá nhiều, đặc biệt là nôn sau ho, có thể uống thuốc giảm ho.

Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng thuốc giảm ho:

Trẻ ho, cảm lạnh

Hầu hết các trẻ nhiễm khuẩn hô hấp trên do virus hay ho và cảm lạnh không cần dùng thuốc. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc 1-2 tuần.

Trong một số trường hợp cần thiết có thể sử dụng các thuốc ho đông y an toàn hoặc các thuốc ho chế biến từ thảo dược như hoa hồng hấp đường, chanh hoặc quất hấp mật ong lá hẹ… hoặc một số thuốc ho đông y có nguồn gốc từ thảo dược Có thể dùng một số loại thuốc ho Tây y nhưng cần lựa chọn thích hợp đối với từng trường hợp cụ thể.

Các loại thuốc ho

Thuốc ho long đờm

- Acetylcystein:

Tác dụng: Tiêu chất nhày, làm giảm độ đặc quánh của đờm ở phổi bằng cơ chế kích thích để bệnh nhân dễ ho tống đờm ra ngoài.

Chỉ định: Biện pháp hỗ trợ trong điều trị viêm phế quản viêm phổi ở trẻ.

Lưu ý: Cần thận trọng không nên dùng cho trẻ có tiền sử bị bệnh hen phế quản vì có nguy cơ gây co thắt phế quản.

- Ambroxol

Tác dụng: Long đờm, tiêu nhày nhưng chưa được chứng minh đầy đủ. Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng ho cho bệnh nhân bị tắc nghẽn phế quản nhẹ và vừa, không có tác dụng trên các trường hợp nặng.

Chỉ định: Trẻ trên 5 tuổi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới như: viêm mũi xoang viêm phế quản mãn, hen phế quản có tăng tiết nhiều dịch nhày bất thường như một biện pháp hỗ trợ.

Lưu ý: Cần hết sức thận trọng và không nên dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, trẻ bị loét dạ dày tá tràng ho ra máu vì có thể làm tan các cục máu đông làm xuất huyết trở lại.

- Carbocysteine

Tác dụng: Làm loãng chất tiết phế quản, giảm độ quánh và đặc của đờm làm cho bệnh nhân dễ dàng ho, bật ra đờm.

Chỉ định: trong bệnh lý đường hô hấp kèm theo hiện tượng khó khạc đờm như các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới ở thể nhẹ và vừa.

Lưu ý: Cần thận trọng không nên dùng cho trẻ bị loét dạ dày tá tràng

Thuốc kháng histamine

- Clopheniramine

Chỉ định: Điều trị các trường hợp viêm mũi dị ứng Trong nhiều trường hợp ở trẻ nhỏ viêm mũi dị ứng thường gây ho do dịch mũi chảy vào họng vì vậy thuốc có tác dụng chữa ho do viêm mũi dị ứng

Thuốc thường được phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh

Lưu ý: Cần hết sức thận trọng không nên dùng cho các trường hợp viêm phế quản viêm phổi hoặc trong cơn hen phế quản cấp vì có thể làm quánh niêm mạc dịch, dễ dẫn đến suy thở hoặc có tác dụng phụ như: gây khô miệng buồn ngủ hoặc làm một số trẻ ăn kém hơn.

- Diphenhydramin

Chỉ định: Cũng như Clopheniramine, thuốc chủ yếu được dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng và hiện nay cũng thường phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh

Lưu ý: Thận trọng và chống chỉ định khi dùng thuốc cũng tương tự như Clopheniramine. Thuốc thường gây buồn ngủ nhiều hơn nên thận trọng khi dùng cho trẻ dưới 2 tuổi

Các alkaloid thuốc phiện và dẫn chất

- Dextromethorphan: Thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não

Tác dụng: giảm ho nhất thời đối với các trường hợp ho do kích thích nhẹ ở phế quản, thường gặp trong ho cảm lạnh thông thường. Thuốc không có tác dụng long đờm Mặc dù độc tính thấp nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ức chế hô hấp do ức chế hệ thần kinh trung ương.

Chỉ định: Ho cảm lạnh thông thường ở trẻ

Lưu ý: Thận trọng không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và những trường hợp bệnh nặng có ứ đọng nhiều đờm rãi.

- Codein

Tác dụng: Giảm đau là chính, ngoài ra cũng có tác dụng giảm ho do tác động trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não.

Lưu ý: Thuốc làm khô và quánh dịch tiết ở phế quản. Nó cũng có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài và một số trường hợp có thể gây ức chế hô hấp nếu dùng quá liều. Vì thế, không nên dùng để giảm ho cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Các chế phẩm chứa menthol hoặc long não

Không được uống hoặc nhỏ mũi, không được bôi ở gần mũi hoặc miệng hoặc hít thở vào. Long não rất độc nếu uống với liều 50-500 mg/kg cân nặng có thể gây co giậttử vong vì vậy không dùng cho trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật