Cảnh báo: Nguy cơ bạn có thể bị gây mất trí nhớ do thuốc

 Có khoảng 5-8% người trên 65 tuổi mắc phải một số dạng của chứng mất trí.

Tỷ lệ này tăng gấp đôi cứ sau mỗi 5 năm ở độ tuổi từ 65 trở đi. Bên cạnh những nguyên nhân quen thuộc gây giảm trí nhớ như lạm dụng rượu ma túy thuốc lá chấn thương đầu đột quỵ thiếu ngủ stress thiếu vitamin B12 và bệnh Alzheimer hay trầm cảm nhiều nhóm thuốc được kê đơn cũng chính là thủ phạm gây mất trí nhớ…

Chứng mất trí nhớ diễn biến âm thầm qua nhiều giai đoạn

Chứng mất trí là một tập hợp các triệu chứng xảy ra do những tổn thương thực thể, bệnh lý hoặc do thuốc dẫn tới suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, sự tập trung và lý luận của người bệnh.

Tùy thuộc phần nào của não bị ảnh hưởng mà người mắc chứng mất trí nhớ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, thông thường chứng mất trí trải qua các giai đoạn giống nhau. Giai đoạn đầu, người mắc chưa có biểu hiện gì rõ rệt, chỉ có thể phát hiện thông qua các xét nghiệm. Giai đoạn hai, trí nhớ suy giảm rất nhẹ, có thể thấy những thay đổi nhỏ trong hành vi. Ở giai đoạn ba, sẽ có nhiều thay đổi hơn trong suy nghĩ và lý luận như việc gặp khó khăn khi lên kế hoạch, khó nhớ những sự kiện xảy ra gần hoặc lặp lại nhiều lần những việc đã từng làm. Ở giai đoạn trung gian: Người mắc có thể không nhớ số điện thoại của mình hoặc quên tên người thân, nhầm lẫn về thời gian trong ngày/trong tuần, thậm chí cần hỗ trợ trong một số việc hàng ngày như chọn quần áo để mặc. Biểu hiện ở giai đoạn nặng, bệnh nhân cần sự giúp đỡ cả khi đi vệ sinh và ăn uống Kèm theo đó là những thay đổi trong tính cách và cảm xúc. Cuối cùng, người bệnh không còn có thể diễn đạt những suy nghĩ của mình, không thể đi bộ và sẽ dành phần lớn thời gian ở trên giường.

Các loại thuốc gây mất trí nhớ

Mất trí nhớ là một trong những chứng bệnh gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống thường nhật của bệnh nhân. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, trong đó không thể không kể đến những nhóm thuốc thường được kê đơn để điều trị những bệnh lý thường gặp sau:

Thuốc an thần, giải lo âu nhóm benzodiazepine: Các benzodiazepin (alprazolam, clonazepam, diazepam, flurazepam, lorazepam midazolam triazolam…) được sử dụng để điều trị các rối loạn lo âu kích động mê sảng co thắt cơ bắp và để phòng co giật. Thuốc nhóm này ức chế hoạt động ở các thành phần quan trọng của não, bao gồm cả những chất tham gia vào việc chuyển các sự kiện từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn do đó có thể gây chứng mất trí nhớ đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Thuốc hạ cholesterol: Atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, pravastatin, rosuvastatin và simvastatin là những đại diện của nhóm statin có tác dụng hạ cholesterol máu. Các statin làm giảm lượng cholesterol trong máu có thể làm giảm trí nhớ và các quá trình tâm thần kinh khác bởi làm suy giảm nồng độ cholesterol của não. Trong khi, các chất béo này rất quan trọng trong sự hình thành các kết nối giữa các tế bào thần kinh liên quan đến trí nhớ và học tập

Thuốc chống co giật: Thuốc chống co giật được chỉ định trong điều trị co giật đau thần kinh rối loạn lưỡng cực rối loạn tâm thần và hưng cảm bao gồm: acetazolamide carbamazepin, gabapentin, lamotrigin, levetiracetam, oxcarbazepine, axit valproic, zonisamide… Cơ chế tác dụng của thuốc chống co giật là làm giảm dòng chảy của các tín hiệu trong hệ thống thần kinh trung ương do đó có thể gây mất trí nhớ.

Thuốc giảm đau opioid: Còn được gọi là thuốc giảm đau gây nghiện opioid (fentanyl, hydrocodone, hydromorphone morphine và oxycodone). Những thuốc này được sử dụng để giảm đau mạn tính từ nặng đến trung bình. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách làm gián đoạn dòng chảy của các tín hiệu đau trong hệ thống thần kinh trung ương thông qua các chất truyền tin cũng tham gia vào nhiều khía cạnh của nhận thức. Vì vậy, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ dài hạn và ngắn hạn, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.

Một số nhóm thuốc khác: Bên cạnh 4 nhóm thuốc kể trên, những nhóm thuốc sau cũng có thể là nguyên nhân gây mất trí nhớ Đây đều là những nhóm thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh thông qua các chất truyền tin hóa học: Thuốc chủ vận dopamine điều trị Parkinson (apomorphine, pramipexole, ropinirole), thuốc điều trị tăng huyết áp nhóm beta-blockers, các thuốc an thần gây ngủ (eszopiclone, zaleplon, zolpidem), thuốc kháng cholinergic và thuốc chống trầm cảm ba vòng…

Lời khuyên của thầy thuốc phòng ngừa mất trí nhớ

Bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán khi có những biểu hiện ở giai đoạn sớm của bệnh góp phần làm chậm tiến triển bệnh thông qua loại bỏ những nguyên nhân gây mất trí nhớ có thể đảo ngược như: lạm dụng rượu hoặc ma túy khối u huyết khối dưới da cục máu đông bên dưới lớp vỏ bên ngoài của não, tích tụ dịch trong não rối loạn chuyển hóa như thiếu vitamin B12, thiểu năng giáp đường huyết thấp rối loạn thần kinh nhận thức liên quan đến HIV...

Nếu bệnh nhân gặp những vấn đề liên quan đến khả năng ghi nhớ, lập kế hoạch hay diễn đạt nghi ngờ do một trong số các loại thuốc kể trên, cần liên lạc với bác sĩ điều trị để được tư vấn những cách điều trị giảm nhẹ không dùng thuốc thích hợp hoặc đổi sang loại thuốc khác không hoặc gây ít ảnh hưởng đến trí nhớ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật