Thuốc lá là một trong những căn nguyên hàng đầu gây bệnh hô hấp

Một trong những “thủ phạm” là thuốc lá

Mùa hè thời tiết nóng ẩm, là điều kiện rất tốt cho vi khuẩn sinh sôi và truyền bệnh. Mặt khác, nắng nóng làm cho cơ thể mệt mỏi ăn uống kém mất nước sức đề kháng suy giảm cộng thêm việc sử dụng điều hòa không hợp lý, cơ thể con người từ nóng gặp lạnh càng dễ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp Đây là những lý do khiến bệnh hô hấp tăng mạnh vào mùa hè.

Mới chỉ bước vào đầu hè, số ca nhiễm bệnh hô hấp đã tăng mạnh. Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 2, số ca đến khám đã tăng hàng nghìn lượt trong những ngày nắng nóng. 

80% các bệnhđường hô hấp thường gặp là các bệnh như viêm mũi họng viêm tai, viêm phế quản viêm phổi hen hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính   Trong đó, nhiều bệnh đường hô hấp gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, bệnh đặc biệt nguy hiểm với người già hoặc người mắc các bệnh mạn tính

Các chuyên gia sức khỏe cho biết một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh hô hấp tăng mạnh như hiện nay là tình trạng hút thuốc lá quá phổ biến trong cộng đồng. TS Diệu Thúy tiết lộ một sự thật đáng buồn là hiện nay có đến 50% nam giới ở Việt Nam hút thuốc lá Bản thân TS Diệu Thúy đã mang bộ test từ Australia để kiểm tra những trẻ em hít khói thuốc lá từ người lớn. Kết quả, có đến 30% trẻ em bị nhiễm khói thuốc lá từ bố mẹ. Đó có thể là lý do tại sao nhiều trẻ em bị bệnh viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống trí tuệ không chỉ theo từng giai đoạn mà kéo dài suốt cả cuộc đời.

BS Thu Phương cũng khẳng định rằng hút thuốc lá rất nhiều tác hại, đối với cả chủ thể chủ động và thụ động. Các nghiên cứu cho thấy các đối tượng trong gia đình như phụ nữ có thai, trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ khói thuốc lá. Trẻ em bị nhiễm trùng hô hấp có thể do căn nguyên là do có người lớn trong nhà hút thuốc. Không chỉ ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của trẻ em ở hiện tại mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tương lai của các cháu....

BS Lê Thị Hải thẳng thắn bày tỏ sự ác cảm với những người hút thuốc lá. BS Hải cho hay trong nhiều năm làm ở cơ quan dinh dưỡng bác sĩ đã phải chứng kiến cảnh nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng chỉ vì do nhiễm đường hô hấp tái diễn đi tái diễn lại, suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Hỏi ra thì gia đình các cháu đều có bố, có ông hút thuốc lá.

Các chuyên gia sức khỏe thừa nhận rằng nghiện thuốc lá có tác động mạnh như heroin cocain nên việc cai nghiện rất khó khăn, song không phải là không thể. BS Thu Phương đưa ra lời khuyên rằng người cai thuốc lá cần phải có kế hoạch biết mình sẽ phải cai như thế nào, biết được những rào cản, khó khăn, cạm bẫy mà mình cần phải vượt qua, tránh trong quá trình cai nghiện, cần tăng trưởng quyết tâm chứ không thể ngày một ngay hai được Trong khi đó, người thân cần ở bên cạnh động viên, thuyết phục để nâng quyết tâm của người cai nghiện thuốc lá.

Còn việc hút thuốc lá điện tử chỉ là hành vi tránh né, trốn tránh. Thuốc lá điện tử có 2 dạng: 1 dạng vẫn có nicotin, 1 dạng sử dụng các tinh dầu chất thơm. Theo các nhà sản xuất thì việc hút thuốc lá điện tử không có hại. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu từ các nhà khoa học, việc hút thuốc lá điện tử vẫn có hại, chưa có những kiểm định chắc chắn về việc vô hại. Do đó, chúng ta nên tránh hình thức bỏ cái hại này, gánh cái hại khác.

Các chuyên gia sức khỏe đúc kết lại những người hút thuốc lá nên quyết tâm cai thuốc lá hoàn toàn để giữ gìn sức khỏe cho chính bản thân mình, cho những người thân xung quanh để có thể có được cuộc sống gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc.

Những lời khuyên phòng và chữa trị bệnh hô hấp cho con trẻ tại nhà

Rất nhiều độc giả gửi câu hỏi tới chương trình để hỏi các chuyên gia về cách chữa trị bệnh hô hấp cho con trẻ tại gia. Nói về việc rửa mũi cho các cháu, BS Thu Phương cho hay khi trẻ em bị viêm mũi, mũi các cháu thường bị ra nhiều chất nhầy khiến các cháu rất khó chịu, không thở được, bị tắc mũi, dễ nôn. Với việc làm sạch các chất nhầy đấy là việc hữu ích, giúp cháu dễ chịu hơn, thu hẹp môi trường nhiễm bệnh hơn. Tuy nhiên, BS Thu Phương khuyến cáo không nên làm điều gì khiến con trẻ sợ quá, gây ảnh hưởng đến tâm lý.

Khi rửa mũi cần phải thuốc co mạch, để không gây tổn thương các mạch trong mũi. Khi rửa mũi cho các cháu nên dùng đầu bơm tròn, nhằm tránh tổn thương, dùng xi lanh chừng 4-5ml bơm với áp lực vừa đủ, ngược lại nếu bơm mạnh quá sẽ gây tổn thương niệm mạc mũi và tránh phụt mạnh lên tai. Cố gắng cho đầu con hơi cúi về phía trước để giảm bớt áp lực rửa. Không nên rửa nhiều quá, khi mũi đã trong thì nên dừng.

Trả lời câu hỏi của bạn đọc Thoan Minh ([email protected]) về băn khoăn tại sao nghe thấy con thở khò khè TS Diệu Thúy cho biết khi bố mẹ nghe thấy tiếng thở bất thường, có khuynh hướng gọi là khò khè. Trong nhi khoa có 3 tiếng thở bất thường, một là đường hô hấp trên, tiếng khụt khịt mũi, tắc mũi. Khi nghe tiếng khò khè thường là viêm đường tắc mũi ở trên nhiều hơn hoặc khi trẻ có VA quá to, nó chèn ép. Tất cả đều giảm dần theo thời gian bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Khi trẻ lớn, 4-5 tuổi sẽ hết dần. Trẻ nhỏ thường đề kháng không tốt, cơ thể chưa sinh kháng thể Nếu tần suất bệnh quá nhiều, dày cần đưa trẻ đi khám.

BS Lê Thi Hải nói rằng điều quan trọng nhất trong phòng bệnh cho trẻ là nuôi dưỡng trẻ, nuôi dưỡng khỏe mạnh, đề kháng tốt hệ miễn dịch tốt thì khỏe mạnh, không mắc bệnh. Còn thực phẩm chức năng (TPCN) chỉ là vitamin khoáng chất cũng từ ăn uống mà thôi, trong trường hợp cháu nào không ăn được thì mới phải dùng TPCN. Tất cả TPCN có chứa vitamin và khoáng chất: vitamin A vitamin C, kẽm đều có tác dụng nâng cao sức đề kháng có thể phòng ngừa bệnh đường hô hấp. Các TPCN cũng có thể phòng ngừa nhưng quan trọng nhất vẫn là chế độ dinh dưỡng chế độ sinh hoạt để nâng cao sức đề kháng sức khỏe và vệ miễn dịch cho cháu. Đặc biệt, con trẻ sẽ khỏe mạnh khi sống trong môi trường trong lành, bố không hút thuốc, không đun than tổ ong,…

Các chuyên gia cho rằng trong thời tiết nắng nóng, việc nhiều gia đình dùng điều hòa, cho con trẻ ăn đồ lạnh cũng khiến trẻ dễ nhiễm bệnh hô hấp. Bởi thông thường ở đường hô hấp đã có sẵn virus nhưng không hoạt động mà thôi, khi gặp điều kiện thuận lợi thời tiết thay đổi virus sẽ hoạt động khiến trẻ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm virus là cần dùng kháng sinh   Có những trẻ có cơ địa dị ứng khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ thay đổi đột ngột thì hắt hơi sổ mũi đây là triệu chứng cảm lạnh thông thường. Chỉ cần rửa mũi làm giảm nồng độ virus, thông thoáng đường thở. Kháng sinh chỉ được sử dụng khi có bằng chứng nhiễm khuẩn

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật