Việt Nam thử nghiệm thành công thuốc chữa ung thư trên chuột

Nhóm nghiên cứu Việt Nam đang nỗ lực trong việc điều chế thành công thuốc chữa ung thư.

Tuy nhiên, mọi thử nghiệm hiện tại mới chỉ được thực hiện trên chuột.

Việt Nam mới thử thuốc chữa ung thư trên chuột

Vừa qua, một nhóm nghiên cứu tại Bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội đã điều chế thành công thuốc chữa ung thư 'made in Việt Nam'. Điều này đã mở ra cơ hội chữa bệnh an toàn, hiệu quả với chi phí thấp hơn so với thời điểm hiện tại của người mắc ung thư

Được biết, đề tài 'Nghiên cứu và bào chế thuốc tiêm liposome doxorubicin và amphotericin B' là do PGS.TS, Phạm Thị Minh Huệ làm chủ đề tài. Các nhà khoa học phải thực hiện trong 36 tháng và tổng kinh phí hết hơn 4 tỷ đồng.

Theo PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa - Hiệu trưởng Trường Đại học Dược, người mắc bệnh ung thư có thể được điều trị bằng hóa trị xạ trị Tác dụng của biện pháp này nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư trong cơ thể. Tuy nhiên, hóa trị hay xạ trị còn có thể tiêu diệt cả những tế bào lành, khỏe mạnh làm cho người bệnh mệt mỏi suy nhược… 

Khắc phục nhược điểm này của thuốc, nhóm nghiên cứu đã nỗ lực điều chế thuốc chữa ung thư hướng đích là liposome doxorubicin và đã thành công trong điều trị trên chuột được gắn tế bào ung thư người.

Đây là loại thuốc chỉ diệt khối u ác tính mà không gây tổn hại đến phần lành, giảm thấp nhất độc tính của thuốc đối với cơ thể. Ngoài ra, thuốc hướng đích còn được điều chế điều trị bệnh nấm hệ thống là liposome amphotericin B.

Cũng theo ông Hòa, sau khi thuốc được bào chế và thử nghiệm thành công trên chuột, nếu áp dụng trên người sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Hiện đề tài đã nộp cho Cục Khoa học Công nghệ Bộ Y tế. Nếu được phê duyệt, Đại học Dược, kết quả dự kiến sẽ triển khai sản xuất thử nghiệm ở quy mô lớn.

Tuy nhiên, ông Hòa cũng nhấn mạnh: 'Tất cả mọi nghiên cứu và thử nghiệm mới chỉ áp dụng trên chuột, chưa thử nghiệm trên người. Do đó, tất cả vẫn đang ở giai đoạn chờ đợi'.

Tỷ lệ tử vong vì ung thư của người Việt thuộc top cao trên thế giới

Theo thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết tại hội thảo về ung thư do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 12/4/2016, mỗi ngày Việt Nam ước tính có 205 người chết vì ung thư.

Theo đó, tỉ lệ mắc ung thư ở nam giới VN xếp mức 3 (135,2 - 178,3 ca mắc/100.000 dân). Tuy nhiên tỉ lệ tử vong lại thuộc nhóm đầu với trên 142 ca tử vong/100.000 dân.

Qua các năm, số lượng bệnh nhân nam mắc ung thư tại Việt Nam đều tăng, đơn cử như ung thư phổi năm 2000 là 29,3/100.000, đến 2010 đã tăng lên 35,1/100.000 dân. Tương tự ung thư gan từ 22,6 lên 23,6; ung thư đại trực tràng từ 11,4 lên 19; ung thư thực quản từ 3,7 lên 9,9...

Hầu hết nam giới Việt Nam mắc các bệnh ung thư khó chữa như: phổi gan đại trực tràng và phần lớn chưa có ý thức khám chữa bệnh định kỳ, khoảng 70% phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3, 4).

Một số ung thư như gan tỉ lệ khám và điều trị muộn lên tới 87,8% ung thư phổi ở mức 84,3%, nên tỉ lệ chữa khỏi giảm đi nhiều.

Trong khi đó tỉ lệ mắc ung thư ở nữ giới Việt Nam khá thấp, đứng nhóm 4 (116,6  - 139,9/100.000 dân), thấp hơn nhiều các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Úc.

Tỉ lệ tử vong với ung thư ở nữ cũng tương đối thấp (69,2 - 78,2/100.000 dân), đứng nhóm 4 trong thang đo toàn cầu.

Ở nữ phổ biến nhất là ung thư vú tỷ lệ mắc năm 2000 là 17,4/100.000 người sau 10 năm tăng lên 29,9/100.000. Riêng ung thư cổ tử cung là loại duy nhất có có xu hướng giảm từ 17,3 xuống 13,6/100.000.

Thuốc chữa ung thư hướng đích được điều chế thế nào?

Doxorubicin là một loại anthracycline hóa trị được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với phương pháp điều trị hoặc các thuốc khác để điều trị một số dạng khác nhau của ung thư Doxorubicin hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư Thuốc được tiêm vào tĩnh mạch với liều lượng dựa trên tình trạng y tế, kích thước cơ thể và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh.

Thuốc được cảnh báo không nên để dính vào da, mắt. Nếu vô ý để thuốc chạm vào da, phải rửa ngay bằng xà bông và nước. Nếu để thuốc dính vào mắt, phải rửa mắt với nhiều nước trong 15 phút. Những người chăm sóc nên dùng biện pháp phòng ngừa (ví dụ đeo găng tay) để tránh tiếp xúc với nước tiểu của bệnh nhân hoặc chất dịch cơ thể khác ít nhất 5 ngày sau khi điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật