Một số điều cấm kỵ khi ăn quả trong mùa thu ai cũng nên biết

Khi ăn hồng, tuyệt đối không dùng chung với đồ tanh, không ăn khi đói; khi bị cảm lạnh tuyệt đối không được ăn dưa hấu.

Mùa thu đến, ngoài thời tiết se lạnh dễ chịu thì các loại hoa quả bổ dưỡng cho sức khỏe cũng vô cùng phong phú. Tăng cường và bổ sung các loại trái cây mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách sử dụng có thể gây hại cho sức khỏe.

Sau đây là một số điều cấm kị bạn cần ghi nhớ khi thưởng thức các loại trái cây quen thuộc của mùa thu:

Dưa hấu

Khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh có thể là cảm lạnh hoặc do nguyên nhân nào khác thì bạn cũng tuyệt đối không ăn dưa hấu Bởi vì dưa hấu có tính hàn sẽ càng làm cho các triệu chứng nhiễm lạnh trong cơ thể nặng thêm, có thể dẫn đến khát nước sốt cao nước tiểu đậm màu đau họng…

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây rất ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, nó có tính nóng và hàm lượng đường cao nên nếu bạn ăn quá nhiều, trên 150g cơm quả mỗi ngày sẽ không hề tốt cho sức khỏe một chút nào..

Ăn nhiều sầu riêng sẽ gây nóng trong người, dễ sinh nóng gan gây mụn nhọt Lưu ý, những người có chỉ số đường huyết cao, bị cao huyết áp phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng loại quả này, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Quả hồng

Quả hồng là loại quả đặc trưng cho mùa thu, dễ ăn, vị ngon và có nhiều lợi ích cho sức khỏe Quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin nếu bạn ăn trong lúc đói, chúng sẽ kết tụ lại dưới tác dụng của a-xít dạ dày và lưu lại trong dạ dày từ đó hình thành nên sỏi.

Ngoài ra, ăn hồng trong lúc uống rượu sẽ khiến chất tanin trong quả hồng đi vào dạ dày tạo thành một chất dính nhầy và sền sệt, dễ dàng kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông gây nên tình trạng tắc ruột Đặc biệt, không ăn quả hồng cùng lúc với thức ăn có chất tanh như cá, tôm, cua, vì chúng đều là thực phẩm tính hàn, do đó không thể kết hợp với nhau.

Quả dứa

Các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa có khả năng tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày và ruột. Do vậy, nếu bạn ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao và khó chịu hơn.

Bên cạnh đó, dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết, do vậy các nhà nghiên cứu khuyên những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như người bị sốt xuất huyết chảy máu cam vết thương lớn, phụ nữ băng huyết... không nên ăn dứa.

Mít

Mít là loại trái cây rất giàu năng lượng, do đó dễ gây ra tích tựu chất béo nếu không tiêu hóa hết. Chính vì vậy, những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận hơn khi ăn loại trái cây này.

Bưởi

Các chuyên gia sức khỏe khuyên bệnh nhân đang sử dụng thuốc nhất là thuốc cho người già thì tuyệt đối không ăn bưởi và uống nước ép bưởi. Đối với người có lượng mỡ trong máu cao, nếu bạn dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ thậm chí gây bệnh về thận.

Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu sử dụng bưởi nhẹ thì có thể gây ra đau đầu loạn nhịp tim tim đập mạnh… nặng thì có thể dẫn đến đột tử

Tuyệt đối không ăn bưởi và uống nước ép bưởi khi đang sử dụng thuốc

Tuyệt đối không ăn bưởi và uống nước ép bưởi khi đang sử dụng thuốc 

Ổi

Ổi cũng là loại quả phổ biến trong mùa thu, có nhiều công dụng đối với sức khỏe Khi ăn ổi, bạn không nên ăn quá nhiều ổi cùng một lúc như thế dễ dẫn đến việc bị tiêu chảy Ngoài ra, bạn không nên ăn ổi khi còn ương vì độ cứng và vị chát của ổi sẽ có hại cho những người mắc bệnh dạ dày và dễ bị táo bón

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật