Những đối tượng cần kiêng ăn đu đủ chín để không hại sức khỏe
Cách chọn đu đủ "sạch", chín tự nhiên nhất định phải biết
Những loại hoa quả tốt cho bà bầu trong mùa hè các chị em đã biết chưa?
Trong 100g đu đủ có tới 74 đến 80mg vitamin C và 500 - 1250 IU caroten Ngoài ra đu đủ còn chứa các vi chất vô cùng thiết yếu cho sức khỏe như: vitamin nhóm B canxi magiê, kẽm, sắt…
Ăn đu đủ hàng ngày cũng giúp chúng ta chống lại được nhiều loại bệnh và đặc biệt tốt trong quá trình hồi phục sức khỏe sau thời gian bị bệnh. Những người từng bị suy gan do sốt rét thiếu máu sức để kháng yếu thì nên thường xuyên ăn đu đủ.
Mặt khác, không phải ai cũng có thể ăn đu đủ. Những đối tượng dưới đây nếu muốn thưởng thức loại quả này thì nên cân nhắc lại, vì sẽ gây ra phản tác dụng.
Người có tiền sử bệnh dạ dày
Hệ tiêu hóa sẽ hoạt động trơn tru hơn nếu bạn ăn đu đủ, đây là loại thực phẩm giúp kích thích tiêu hóa, ngăn chặn chứng khó tiêu và táo bón Ngược lại, với những người từng mắc bệnh hoặc có dạ dày nhạy cảm thì ăn đu đủ sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa gây ra các triệu chứng: Đau bụng, đầy hơi buồn nôn…
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trên là do đu đủ có chứa nhiều nhựa và chất xơ khiến cho dạ dày phải co bóp nhiều để tiêu hóa. Nếu những người có dạ dày không khỏe mạnh thì tốt nhất nên hạn chế ăn.
Ăn đu đủ hàng ngày cũng giúp chúng ta chống lại được nhiều loại bệnh (Ảnh minh họa: Internet)
Người mắc vàng da
Ăn quá nhiều hoa quả có chứa beta-caroten sẽ khiến cho tất cả các vùng da trên cơ thể bị đổ vàng. Đu đủ nằm trong số hoa quả có chứa chất này. Do vậy, nếu đang bị vàng da nên tuyệt đối tránh ăn đu đủ. Hậu quả nếu cố tình ăn là sẽ gây ra ứ đọng beta-caroten khiến cho tình trạng vàng da trở nên nghiêm trọng và lâu mất đi hơn.
Tốt nhất, hãy tránh các loại quả có chứa nhiều beta-caroten trong khoảng thời gian nhất định. Nếu không có dấu hiệu suy giảm, hãy tìm đến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng xin tư vấn.
Người dễ bị dị ứng
Những người mắc hen suyễn hoặc được chẩn đoán thường gặp nhiều các loại dị ứng khác nhau, kể đến như: dị ứng thời tiết, mùa hay các loại dị ứng do thực vật gây ra thì cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với vỏ ngoài của đu đủ. Vỏ của loại quả này thường chứa nhiều nhựa hoặc phấn hoa gây dị ứng với các loại da mẫn cảm.
Do đó, nếu bạn thuộc tuýp người dễ dị ứng tốt nhất hãy đeo găng tay vào khẩu trang khi gọt đu đủ. Khi gọt xong, cần loại bỏ găng tay và khẩu trang ngay, vì những thứ bạn không hề muốn tiếp xúc đã 'đậu' trên những thứ đó.
Nếu sau khi gọt và ăn đu đủ, bạn gặp phải triệu chứng sưng miệng, ngứa rát cổ họng, nổi mề đay, chóng mặt… thì cần tìm đến bác sĩ ngay.
Tiêu hóa kém
Nếu bạn có bộ máy tiêu hóa thức ăn không tốt thì tốt nhất, hãy tránh xa đu đủ. Tuy loại quả này giúp nhuận tràng, chữa táo bón nhưng nó sẽ gây tác dụng ngược nếu hệ tiêu hóa không tốt. Chất xơ có nhiều trong đu đủ sẽ khiến phân cứng lại gây ra táo bón
Với những người mắc bệnh tiêu chảy việc ăn đu đủ sẽ trở thành thảm họa. Lý do là lượng chất xơ cao sẽ khiến cho dạ dày phải sử dụng nhiều nước hơn để tiêu hóa. Dĩ nhiên, cộng với tiêu chảy người bệnh sẽ rơi vào tình trạng mất nước trầm trọng.
Nếu bạn có bộ máy tiêu hóa thức ăn không tốt thì tốt nhất, hãy tránh xa đu đủ (Ảnh minh họa: Internet)
Người bị loãng máu
Như đã nói, đu đủ có tác dụng bổ máu nhưng những người có bệnh loãng máu cần tuyệt đối tránh ăn. Nguyên nhân là đu đủ sẽ làm giảm tác dụng của các loại thuốc chống loãng máu. Ngoài ra, những người vừa trải qua cuộc phẫu thuật cũng không nên ăn đu đủ chín, vì sẽ gây ra tình trạng máu khó đông hơn, khiến cho vết thương lâu liền sẹo hơn.
Phân biệt đu đủ chín tự nhiên với loại ủ hóa chất
Vì muốn bảo quản được lâu để vận chuyển đi xa hơn, không ít người trồng đu đủ hoặc tiểu thương đã tiêm thuốc ủ khiến cho quả lâu chín hơn. Do vậy, nếu mua đu đủ, người tiêu dùng cần biết cách chọn và phân biệt đu đủ.
Đu đủ được dấm chín tự nhiên thường có các phần chín không đều nhau, nguyên nhân là do lượng ánh sáng mà quả tiếp nhận không giống nhau. Trên thân quả thường có các chấm giống như nấm mốc với nhiều màu khác nhau. Nếu sờ nắn quá sẽ thấy độ mềm đều, phần màu xanh của quả vẫn còn chứa nhựa.
Với loại đu đủ 'ngậm' hóa chất thì màu trên quả thường đồng đều, đẹp mắt. Nếu để ý từ cuống lên đến đỉnh đều có cùng màu thì tốt nhất không nên mua.
- 6 đối tượng tuyệt đối không được ăn đậu phụ, đừng cố... (Chủ nhật, 13:33:02 23/05/2021)
- Thịt vịt là thuốc bổ trong Đông y nhưng ăn chung với 3 thực... (Thứ năm, 13:47:09 29/04/2021)
- Ăn kim chi rất tốt nhưng đây là “đại kị” nhớ phải tránh... (Thứ Ba, 12:44:06 30/03/2021)
- Những thực phẩm ăn cùng tỏi sẽ sinh độc tố, chớ dại dùng... (Thứ Hai, 18:52:07 05/10/2020)
- Rước họa vào thân vì ăn thanh long sai cách (Thứ Hai, 10:00:08 05/10/2020)
- Bác sĩ vạch trần thứ đại kỵ với bưởi, ăn cùng lúc sẽ... (Thứ Ba, 20:06:05 29/09/2020)
- Rau mồng tơi lành tính nhưng ăn theo 7 cách sau là "cực... (Thứ sáu, 12:20:06 25/09/2020)
- Những người ăn giá đỗ sẽ hại sức khỏe vô cùng (Thứ Ba, 12:30:00 15/09/2020)
- 5 thực phẩm đại kị với dưa chuột, xem loại thứ 2 ai cũng... (Thứ Hai, 13:35:06 31/08/2020)
- Những loại rau không nên luộc, vì bao nhiêu dinh dưỡng đều bị... (Chủ nhật, 19:45:05 23/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023