Những thực phẩm kỵ với mật ong nhất định bạn phải biết

Mật ong có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để tránh tình trạng ngộ độc, tuyệt đối không sử dụng mật ong với các thực phẩm dưới đây.

Những thực phẩm kỵ với mật ong

43769

Mật ong kỵ với bột sắn dây

Theo kinh nghiệm dân gian, uống mật ongbột sắn dây có thể dẫn đến đột tử

Mật ong và cơm

Cơm và mật ong đều là thực phẩm lành tính nhưng khi kết hợp mật ong với cơm có thể gây đau dạ dày

Mật ong kỵ với cây thì là

Mật ong nếu kết hợp với cây thì là có thể gây tổn thương gan sưng hoặc dẫn đến đau mắt đỏ.

Mật ong không nên pha với nước đun sôi

Chỉ nên pha mật ong với nước nguội hoặc nước hơi ấm khoảng 35 độ C. Nếu pha mật ong với nước sôi sẽ khiến hàm lượng enzyme vitamin và khoáng chất mất đi. Đồng thời mật ong sẽ mất đi màu sắc, mùi vị tự nhiên, và phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. 

Mật ong kỵ với hành tây

Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy

Mật ong kỵ với đậu phụ

Đậu phụ khi kết hợp với mật ong có thể dẫn đến tiêu chảy cho người sử dụng, khoáng chất protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe

Mật ong kỵ với cá chép

Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen cam thảo để giải độc. 

Mật ong không nên dùng với lá hẹ

Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú. Tuy nhiên, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy

Những lưu ý khi sử dụng mật ong



- Không nên sử dụng mật ong khi đang bị tiêu chảy hoặc đầy bụng

- Tuy là chất dinh dưỡng tốt nhưng không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

- Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu.

- Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật