5 bệnh hậu sản các sản phụ thường mắc phải sau sinh

Sau ca vượt cạn, cơ thể bạn có thể bị tổn thương về thể trạng và tinh thần, bạn có thể bị dụng tóc, hay nặng nề hơn là trầm cảm sau sinh.

1. Chứng rụng tóc 

Khi bạn mang thai những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể giúp cho bạn có mái tóc dày đẹp, nhưng sau khi sinh xong, hàm lượng kích thích tố giảm mạnh, khiến cho tóc bạn không kịp thích nghi, sẽ dụng và tóc mới không kịp mọc gây ra hiện tượng dụng tóc. Cùng với gánh nặng tâm lý cũng có thể gây nên hiện tượng rụng tócphụ nữ sau sinh.

Do chế độ ăn kiêng của một số sản phụ sợ phát phì sau sinh, thêm vào đó lượng dinh dưỡng cần cho sản phụ trong thời kỳ cho con bú cao hơn bình thường khiến sản phụ thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng trao đổi bình thường và tuổi thọ của tóc.

Vì vậy rụng tóc là một quá trình tạm thời của sự trao đổi chất không cần căng thẳng về tinh thần Bình thường có thể dùng lược chải đầu hoặc ngón tay massage đầu, tăng sự sinh trưởng của tóc; giữ đầu tóc sạch sẽ.

2. Chứng trầm cảm sau khi sinh

Là trong thời kỳ hậu sản có sản phụ phát bệnh loạn thần kinh (dù trước đây không có tiền sử bệnh thần kinh) với đặc trưng là một loạt các biểu hiện như: đau khổ, uất ức buồn rầu, khóc lóc, dễ tức giận cáu gắt, nặng hơn thì ảo giác, thậm chí có người còn nảy sinh ý định ly hôn hay tự tử

Chị em sau khi sinh bị mắc chứng uất ức luôn biểu hiện quan tâm đến sức khỏe của con quá mức, tự cho rằng mình chưa quan tâm đủ đến con, lượng sữa không đủ tự trách mình. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm như do ảnh hưởng vì phẫu thuật, không ngủ được, không nhận được sự quan tâm chăm sóc từ chồng và người thân trong gia đình

Ngoài ra do các thay đổi về nội tiết như kích thích tố nữ và progestin giảm nhanh hoặc 2 loại này không cân bằng… có thể là nguyên nhân gây ra chứng uất ức sau khi sinh. 

Đa số chị em không cần điều trị bằng thuốc bệnh kéo dài mấy tuần thì khỏi dần. Chủ yếu là điều trị tâm lý giúp chị em nhận thức chính xác các rối nhiễu tâm lý có thể xảy ra trong thời gian này.

Sự quan tâm yêu thương của chồng và người thân có lợi cho sự bình phục của người mẹ. Nếu bệnh nặng, có thể sử dụng thuốc nhưng phải dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Đề phòng chứng trầm cảm sau khi sinh là quan trọng nhất, cả vợ và chồng đều cần chuẩn bị những kiến thức về tâm lý từ trước khi sinh. Dự liệu những vấn đề tâm lý có khả năng ẩn chứa trong lòng vợ để quan tâm, khích lệ, hướng dẫn chu đáo. 

3. Bí tiểu và tiểu không cầm được 

Sau khi sinh sản phụ không thể tự động đi tiểu mà bàng quang lại đầy gọi là chứng bí tiểu  

Do đầu hoặc mông thai nhi ép lên bàng quang quá lâu làm bàng quang bị phù lên hay làm yếu đi lực co thắt của cơ thải nước tiểu ở bàng quang; đau nhức vết thương ngoài âm đạo hay do tinh thần khẩn trương. 

Bạn có thể phòng tránh bằng cách đi tiểu đúng lúc, không được để bàng quang căng quá độ. Sau khi sinh phải định giờ đi tiểu.

Nếu đi tiểu không thông, bạn có thể dùng nước ấm rửa phần ngoài âm đạo hoặc dùng huyết thanh ấm kích thích đi tiểu, cũng có thể dùng nước nóng ủ nóng phần bụng dưới, kích thích bàng quang co thắt.

Dùng các cách trên đây mà vẫn không thể đi tiểu được có thể điều trị bằng châm cứu hoặc đặt thông bàng quang. 

Chứng tiểu không ngừng được sau khi sinh tức là không thể khống chế được nước tiểu thải ra một cách bất ngờ. 

Nguyên nhân thường do trong khi sinh, phần đáy khoang chậu bị ép hoặc căng lên quá độ, khiến cho mô đỡ xung quang đường tiểu và cơ ở đường tiểu giãn ra, khi sản phụ ho hay dùng lực hướng xuống, có khi là đứng lên thì nước tiểu chảy ra.

Phần lớn chứng này có thể chữa được. Nếu sau khi sinh, cứ bị chảy nước tiểu từ âm đạo kéo dài, sản phụ nên đến bệnh viện kiểm tra xem liệu có phải do tổn thương khi sinh gây ra hay không, nếu cần, phải phẫu thuật để điều trị. 

4. Chứng táo bón 

Trong thời kỳ nằm dưỡng sinh chức năng ruột suy giảm, ruột nhu động chậm, chất bã giữ lại lâu trong ruột thủy phân bị hấp thụ tạo thành bón. Đồng thời sau khi sinh cơ thể suy nhược, lực đi tiểu tiện suy yếu, cho nên sau khi sinh thường có hiện tượng táo bón  

Giải quyết táo bón rất dễ. Đầu tiên bạn cần đủ protein phải ăn nhiều thức ăn cơ xơ như rau quả, không được nghe theo những hướng dẫn không khoa học như không được ăn trái cây ướp lạnh…

Không nằm trên giường suốt 1 tháng sau sinh, làm như thế khiến cho chức năng sinh lý giảm, quá trình trao đổi chất giảm, xảy ra táo bón Nên vận động thích hợp, có điều kiện thì nên duy trì tập thể dục sau khi sinh, tạo thói quen tốt đi đại tiện đúng giờ. Nếu không còn cách nào khác có thể dùng nhuận tràng … 

5. Bị cảm nắng 

Phụ nữ bị tình trạng nóng cao, độ ẩm cao, mất điều tiết nhiệt trong cơ thể, không thể tán nhiệt tốt gây ra cảm nắng. 

Do tập tục cũ, cho rằng sức đề kháng của sản phụ yếu, phải đặc biệt giữ ẩm, mặc nhiều quần áo, mùa hè phải mặc áo len quần len, đội mũ, đóng kín cửa, không khí không lưu thông được.

Sản phụ ra mồ hôi nhiều, tiêu hao sức khỏe quá nhiều. Có sản phụ trong mùa xuân nhiệt độ ngoài phòng không cao nhưng nhiệt đột trong phòng cao, độ ẩm quá cao cũng sẽ xảy ra hiện tượng trúng nắng. 

Biểu hiện mệt mỏi miệng khát, ra nhiều mồ hôi váng đầu, hồi hộp, nôn ọe, phát sốt; sau đó da nóng, ra mồ hôi không ngừng, nổi sẩy khắp người. Lúc đó nếu không kịp thời thông gió tản nhiệt thì sẽ rất mau đến giai đoạn nghiêm trọng hôn mê nói nhảm co giật nhiệt độ cơ thể có thể lên 42 độ C. 

Do đó, khi chị em nằm tĩnh dưỡng tại nhà, nhất định phải chú ý thông gió, giữ nhiệt và độ ẩm thích hợp, mùa hè quá nóng có thể sử dụng máy điều hòa. Sản phụ không được mặc nhiều quần áo, mỗi ngày cần tắm rửa giữ vệ sinh cá nhân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật