100 mẹo đánh bay stress nhanh chóng mà không phải ai cũng biết

Bóc một quả cam, ăn bát bột yến mạch, nhai kẹo cao su, tô màu, nhìn vào bức ảnh cũ, đạt cực khoái trong "chuyện ấy"... có thể giúp bạn chấm dứt stress.

Giữa những bộn về công việc và áp lực cá nhân căng thẳng là tình trạng không thể tránh khỏi. Huffington Post đưa ra 100 mẹo nhỏ giúp bạn giải tỏa stress

1. Viết lo lắng của bạn vào một cuốn sổ. 

2. Bóc một quả cam  Mùi thơm của cam quýt có thể giúp giảm bớt căng thẳng.

3. Đọc một cuốn sách trong 6 phút.

4. Ăn một quả bơ  Các chất béo không bão hòa đơn và kali trong bơ có thể làm giảm huyết áp

5. Đi bộ trong không gian xanh.

6. Gặp gỡ người bạn thân thiết.

7. Tập trung vào hơi thở trong vài phút.

8. Chợp mắt một tí. 

9. Mang chú chó cưng theo làm việc. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng cả ngày.

10. Nghe nhạc Mozart.

11. Thử xoa bóp với hương dầu thơm  

12. Hãy tạo ra tiếng cười thoải mái.

13. Massage nhẹ nhàng.

14. Ôm một ai đó.

15. Hát karaoke.

16. Hát trong ca đoàn nhà thờ.

17. Làm một món đồ thủ công nho nhỏ.

18. Đan len.

19. Thử thiền chánh niệm.

20. Quan hệ tình dục

21. Hủy đăng ký tất cả những email quảng cáo.

22. Hôn một người thương yêu

23. Gọi cho mẹ của bạn.

24. Làm thư giãn cơ bắp bằng những bài tập nhỏ.

25. Thử các kỹ thuật "thiền chocolate Thay vì ăn ngấu nghiến hay mở gói kẹo, hít hà hương thơm, để từng miếng chocolate tan chảy chậm chạp trong miệng và cảm nhận hương vị lắng đọng. 

26. Thực hiện một "kỳ nghỉ" email.

27. Tha thứ cho một ai đó.

28. Hãy suy nghĩ về một điều gì đó khiến bạn biết ơn.

29. Tập thể dục. Nghiên cứu cho thấy nó giúp tăng cường khả năng của cơ thể để xử lý căng thẳng.

30. Hãy chú ý đến cách bạn đối mặt với sự thất vọng trong một cuộc tranh cãi.

31. Uống trà đen.

32. Tắt nguồn điện thoại trong một vài phút.

33. Nghĩ mình là một người đang hạnh phúc.

34. Uống nước cam.

35. Nhai kẹo cao su.

36. Nhìn nhận lại những giá trị quan trọng trong cuộc sống của bạn.

37. Ăn các thực phẩm giàu axit béo omega-3. Hãy nhanh chóng thưởng thức một đĩa cá hồi

38. Gắn mình với một niềm tin tôn giáo.

39. Làm một công việc ít căng thẳng hơn.

40. Sống hoặc đến thăm thành phố xinh đẹp Salt Lake (tiểu bang Utah, Mỹ). Thành phố này được xếp hạng là một trong những nơi ít căng thẳng nhất vào năm 2014.

41. Đi bộ hoặc xe đạp đi làm.

42. Lắng nghe những âm thanh nhẹ nhàng từ thiên nhiên.

43. Ăn một bát bột yến mạch.

44. Châm cứu cũng có thể giúp giảm stress hiệu quả.

45. Cười tươi cùng một ai đó.

46. Tưởng tượng ra một khung cảnh yêu thích, thực hiện một số bài tập hình ảnh.

47. Trồng thêm một cây xanh yêu thích cho ngôi nhà hoặc bàn làm việc của bạn.

48. Hãy để bản thân được khóc thỏa thích.

49. Ăn chocolate đen.

50. Hãy thử một vài tư thế yoga đặc biệt là những bài tập hướng tới giảm sự lo lắng.

51. Nói không với những gì bạn không thích. Bạn có thể không làm gì cả.

52. Đạt cực khoái trong chuyện ấy

53. Tham gia lớp yoga cười. 

54. Hướng tới những suy nghĩ tích cực. 

55. Nhảy múa, khiêu vũ. Điều này không chỉ làm giảm căng thẳng mà có thể giúp tăng cường trí nhớ

56. Hãy tắm nước ấm.

57. Đắm mình với hương thơm của cây thông.

58. Hoặc các mùi thơm của vani

59. Bồng bềnh trong nước.

60. Ngủ là chìa khóa quan trọng để đánh gục căng thẳng. Khi kiệt sức hãy thưởng cho mình một giấc ngủ thoải mái.

61. Dọn dẹp hết đống lộn xộn trong nhà hoặc trên bàn làm việc. 

62. Thức dậy sớm, trở thành người của buổi sáng. 

63. Dành thời gian cưỡi ngựa.

64. Tập trung vào một nhiệm vụ hiện tại.

65. Quan tâm môi trường xung quanh của bạn.

66. Nếu bạn là người hút thuốc hãy bỏ thuốc lá

67. Xem phim 3D về cây xanh.

68. Đi đến bãi biển.

69. Tránh xa những căng thẳng của mọi người.

70. Lặp lại một "câu thần chú" tích cực để khích lệ tinh thần

71. Giảm tải thời gian chờ đợi nhàm chán.

72. Dành thời gian cho người bạn yêu.

73. Uống một tách trà xanh.

74. Phớt lờ những liên lạc của sếp trong kỳ nghỉ. 

75. Giảm áp lực về tuổi tác, không nên quá lo lắng về việc mình đang già đi, luôn tận hưởng cuộc sống bằng sự khỏe mạnh, tươi tắn.

76. Thử những bài tập "giám sát tâm trạng". Trong vòng 2 phút, chia tờ giấy thành 3 cột. Cột đầu tiên viết ra những việc căng thẳng, khó chịu bạn đang gặp phải. Cột thứ 2 viết ra những tính từ miêu tả tâm trạng, cảm giác của bạn. Cột thứ 3 viết mọi ý nghĩ đi qua đầu bạn. Gấp giấy lại và mở ra sau 24 giờ, bạn sẽ có nhìn nhận tốt hơn về những chuyện đã qua.

77. Cắt đứt mọi phương tiện truyền thông xã hội.

78. Sử dụng một chút ngôn ngữ tục tĩu.

79. Chia sẻ một bữa ăn với một người bạn.

80. Hãy để bản thân được thở dài.

81. Hoặc một tiếng la hét lớn.

82. Làm một khuôn mặt ngớ ngẩn.

83. Nhắm mắt lại, thậm chí chỉ một vài phút. Không làm điều này trong khi đang lái xe.

84. Chải tóc

85. Làm điều gì đó tốt đẹp cho người khác.

86. Hãy tạo cho mình một số khoảng thời gian yên tĩnh.

87. Viết những suy nghĩ trên một mảnh giấy, sau đó ném đi.

88. Nhìn chằm chằm vào màu xanh da trời.

89. Nhìn vào bức ảnh cũ.

90. Thiết lập "ranh giới căng thẳng." Nếu một người nào đó hoặc một điều gì đó đang bắt đầu căng thẳng, hãy bước ra khỏi nơi ấy.

91. Chạy bộ.

92. Tô màu. Hoạt động này không chỉ dành cho trẻ em

93. Chơi với thú cưng của bạn.

94. Nhìn ra ngoài cửa sổ.

95. Hãy thử một ứng dụng giảm stress Một số chương trình như Headspace, Calm... được thiết kế để giảm bớt căng thẳng.

96. Sử dụng trí tưởng tượng và nhìn vào cuộc sống như những cảnh quay trong một bộ phim.

97. Đếm đến 10, sau đó đếm ngược.

98. Dành một chút thời gian đắm mình trong ánh mặt trời.

99. Mang bữa ăn trưa ra khỏi bàn ăn.

100. Nếu căng thẳng trở nên tồi tệ không thể giải quyết, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật