Công hiệu chữa bệnh từ cây tầm gửi, có thể bạn sẽ bất ngờ

Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau. Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài tầm gửi để làm thuốc chữa nhiều bệnh, rất công hiệu. Đa số các loài tầm gửi đều có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc do chấn thương, té ngã, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần... Một số loài có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh... Theo y học hiện đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống ôxy hóa và bảo vệ gan...

Tầm gửi trên cây dâu tằm: tên thuốc là tang ký sinh có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can thận Có tác dụng trừ phong thấp mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối. Dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn, sao vàng, sắc uống; hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác như tục đoạn cẩu tích đau xương, tang chi...

Bài “Độc hoạt ký sinh thang”: tang ký sinh 18g; độc hoạt, tần cửu, phòng phong, đương quy bạch thược đỗ trọng ngưu tất mỗi vị 9g; tế tân 3g, sinh địa 15g; đảng sâm phục linh mỗi vị 12g; nhục quế 1,5g cam thảo 6g. Bài này công năng chính là trừ phong thấp bổ khí huyết ích can thận. Dùng trị chứng thấp tý đau nhức thần kinh, cơ nhục thần kinh ngoại biên thần kinh tọa Sắc uống ngày một thang chia 3 lần trước bữa ăn. Cũng có thể bào chế dạng thuốc hoàn hoặc ngâm rượu

Bài “Thiên ma câu đằng ẩm”: tang ký sinh thảo quyết minh (sao vàng), mỗi vị 32g thiên ma câu đằng chi tử, hoàng cầm, đỗ trọng, mỗi vị 12g, dây hà thủ ô đỏ bạch linh mỗi vị 20g, ngưu tất ích mẫu mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, trước bữa ăn. Dùng trị chứng tăng huyết áp tim hồi hộp khó ngủ

Những thang thuốc trên dùng tốt nhất cho người cao tuổi trong lúc giao mùa từ nóng sang  lạnh, từ mùa thu sang đông.

Ngoài ra, tang ký sinh còn được phối hợp với chư ma căn (củ cây gai), tô ngạnh (cành tía tô), ngải diệp; trị ít sữa của phụ nữ sau sinh.

Tầm gửi cây chanh dùng trị các chứng ho khan ho gió ho có đờm đặc. Khi dùng thường cũng sao chế như tang ký sinh, có thể phối hợp với các vị trị ho khác như trần bì, tang bạch bì, xạ can, mạch môn... dưới dạng thuốc sắc siro hay viên ngậm.

Tầm gửi cây na, cây mít còn dùng trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với thanh hao sài hồ hoàng cầm thảo quả binh lang...

Tầm gửi cây dẻ trị thấp khớp viêm họng các bệnh dị ứng bệnh ngoài da.

Tầm gửi cây xoan chữa bệnh đường ruột kiết lỵ táo bón

Tầm gửi trên cây cúc tần cho hạt là vị thuốc thỏ ty tử tác dụng bổ thận tráng dương chữa di tinh liệt dương tiểu dầm...: hạt tơ hồng (thỏ ty tử) 8g, thục địa 16g, lục giác giao, đỗ trọng, mỗi vị 12g, kỷ tử, nhục quế, mỗi vị 10g sơn thù du phụ tử chế, đương quy, mỗi vị 8g. Ngày một thang, dạng thuốc sắc.

Tầm gửi cây gạo có tác dụng tốt để điều trị viêm cầu thận phù thận sỏi thận chức năng gan yếu gan nóng; đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan.

Lưu ý: tránh dùng những loài tầm gửi trên các cây chủ có độc tính như lim, trúc đào, thông thiên...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật