Hướng dẫn các chị em cách đối phó với stress khi mang thai
Đối với phụ nữ mang thai khả năng đáp ứng đối với những thay đổi về áp lực công việc tình cảm đời sống sẽ kém hơn nhiều so với người bình thường. Do đó, nguy cơ bị stress trong thai kỳ là rất lớn.
Stress là cách mà cơ thể chúng ta phản ứng lại một điều gì đó vượt ra khỏi giới hạn chịu đựng bình thường. Đối với người bình thường stress tác động xấu đến sức khỏe về mọi mặt như thể chất, thần kinh, tâm lý… làm tăng nguy cơ dẫn đến các tình trạng bệnh lý như tăng huyết áp trầm cảm và có thể làm nặng thêm những bệnh lý đang có sẵn.
Phụ nữ mang thai rất cần môi trường sống và làm việc bình thường, không bị mệt mỏi căng thẳng Khi tâm lý và sức khoẻ bà mẹ ổn định thì sự phát triển của thai nhi sẽ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu bà mẹ bị stress thường ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thai nhi qua chế độ ăn uống nghỉ ngơi không được tốt của bà mẹ khi bị stress.
Một số nghiên cứu cho thấy stress mức độ nặng ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai lên 3-4 lần hoặc đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân lên gấp 2 lần. Ngoài ra, ở những phụ nữ mang thai bị stress người ta đã tìm thất chất coticotrophin hoóc-môn (CRH) trong máu tăng cao, chất này cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ qua nhau thai để sang thai nhi
Nếu thai phụ mắc những bệnh có thể gây ra stress hay trầm cảm thì cần được bác sĩ tư vấn và dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các thuốc được bác sĩ kê đơn cho thai phụ không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến thai nhi. Đa số bệnh lý trong thai kỳ nếu không được điều trị thì sẽ ảnh hưởng xấu đến thai kỳ hơn là những tác dụng phụ của việc điều trị gây ra.
Bác sĩ sẽ cân nhắc cho thai phụ và tư vấn kỹ trước khi cho dùng thuốc Sự hiểu biết và tâm lý an tâm sau khi được cung cấp đầy đủ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng giúp bà mẹ không bị stress khi phải cần điều trị một bệnh lý nào đó trong thời gian mang thai
Để phòng tránh và giảm stress phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng làm việc phù hợp, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé.
Nếu cảm thấy lo lắng về một điều gì đó, thai phụ nên chia sẻ với người thân, bạn bè hoặc với chuyên gia về sức khỏe để được thoải mái hơn.
Khám thai đầy đủ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thai phụ nên chọn những bài tập thể dục an toàn, nhẹ nhàng trong thời gian mang thai theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sức khỏe cải thiện tâm trạng mệt mỏi và căng thẳng
- Đạp xe nhiều có ảnh hưởng đến “con giống” của quý ông? (Thứ sáu, 21:30:01 09/04/2021)
- "Đối tác" bỗng chán "chuyện ấy", coi chừng do... (Chủ nhật, 16:29:04 04/04/2021)
- Một tháng có kinh nguyệt 3 lần, cô gái choáng váng khi được... (Thứ sáu, 20:24:07 26/03/2021)
- Cô gái 26 tuổi chưa chồng bị ung thư cổ tử cung vì hệ lụy... (Chủ nhật, 21:25:03 21/03/2021)
- 4 thói quen xấu khi mặc đồ lót của chị em phụ nữ sinh ra... (Thứ bảy, 20:51:02 20/02/2021)
- Tại sao "quý ông" không nên ăn tỏi sống? Những đối... (Thứ sáu, 21:35:03 19/02/2021)
- 4 việc mà nữ giới cần làm ngay khi còn trẻ nếu không muốn ung... (Thứ sáu, 13:22:04 22/01/2021)
- 5 dấu hiệu cho thấy “cậu nhỏ” của bạn đang nguy kịch,... (Thứ năm, 17:05:03 07/01/2021)
- 4 thói quen xấu đang từng bước làm phái nữ tiến gần hơn tới... (Thứ tư, 13:12:07 30/12/2020)
- Phụ nữ có 3 đặc điểm này là người có khả năng sinh sản... (Thứ Hai, 20:48:08 30/11/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023