Thai nhi 18 tuần tuổi - Thời gian bùng nổ phát triển các giác quan của bé

Đây là thời gian bùng nổ phát triển các giác quan của bé. Mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau tức vùng bụng dưới. Sự gia tăng một số hormone trong cơ thể cũng làm sắc tố da của mẹ thay đổi.

Khi thai nhi bước vào tuần 18, các giác quan của thai nhi đang phát triển mạnh, đặc biệt là phần thị giác Lúc này võng mạc của bé nhạy cảm hơn với ánh sáng. Ở tuần thai thứ 18 tai cũng đã hoàn thiện những đường nét cuối cùng và sụn mềm đã bắt đầu hình thành giữa các đầu xương.

Sự phát triển của thai nhi tuần 18

Thai nhi 18 tuần tuổi

Thai nhi 18 tuần tuổi

Lúc này chiều dai và trong lượng của bẽ đã có những thay đổi không nhở. Trong tuần này bé dài khoảng 14,2 cm từ đỉnh đầu tới mông, và nặng xấp xỉ 190g. Trong tuần 18 này bé đã có thể ý thức được với tiếng ồn từ thế giới bên ngoài. Các giác quan của bé đang phát triển mạnh mẽ.

Bộ não của bé ở tuần thai thứ 18 đã bắt đầu phân chia các khu vực chuyên biệt cho các giác quan: khứu giác, vị giác, thính giác thị giác và xúc giác. Phần thị giác của bé cũng đang tiến triển tốt, đặc biệt là võng mạc nhạy cảm hơn với ánh sáng, hoặc khi tiếp xúc với ánh sáng.

Thận của bé tiếp tục sản xuất ra nước tiểutóc bé bắt đầu mọc. Bên cạnh đó ở tuần thai 18 này bé còn thể hiện nhiều biểu hiện đáng yêu khác như ngáp, nuốt, bú, nấc và một số cử chỉ trên khuôn mặt.

Thân thể của bé ở tuần này sẽ cân đổi hơn phần cánh tay và chân phát triển dai ra theo thân hinh. Bé đã có thể siết chặt lấy hai bàn tay khi tình cờ chạm vào nhau. Nhưng những hành động này không được tạo ra dưới sự kiểm soát của não bé, đây hoàn toàn chỉ là bộc phát.

Sự phát triển của thai nhi tuần 18

Sự phát triển của thai nhi tuần 18

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần thai 18

Ở tuần thai 18 này cơ thể mẹ có thể cảm nhận được tử cung của mình nằm ngay dưới rốn. Tuần này tử cung đã lớn hơn nhiều so với tuần trước. Đặc biệt hệ thống tim mạch của mẹ đang trải qua những thay đổi lớn và trong ba tháng này, có nhiều mẹ huyết áp sẽ thấp hơn bình thường. Những thay đổi về tính linh hoạt của khớp xương có thể là một nguyên nhân góp phần vào sự thay đổi trong dáng điệu của bạn và sự khó chịu ở vùng lưng dưới dẫn đến các cơn đau lưng cho các thai phụ.

Nếu các mẹ để ý trong lòng bàn tay chuyển sang màu đỏ do sự gia tăng estrogen da mặt của bạn có thể sẽ bị nám ở má, mũi và với mật độ nhiều hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy một số điểm trên cơ thể như núm vú tàn nhang sẹo nách, đùi, hay cả vùng kín bị thâm. Các mẹ không cần phải lo lắng nhiều về điều này các vấn vết thâm này sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé. Ở tháng này bạn có thể làm đẹp bằng các thực phẩm thiên nhiên. Bạn tránh tiếp xúc lâu với nắng khiến da xám, sậm màu sau khi bạn sinh.

Ở giai đoạn 18 tuần thai nhi cân nặng của bạn đang tích cực tăng. Trung bình một thai phụ nếu tăng ở khoảng 5-6kg đến tuần này là bình thường. Bạn nên biết kiểm soát lại cân nặng của mình nếu như cân nặng của bạn tăng quá nhanh. Vì nếu trọng lượng của bạn quá lơn sẽ có khả năng ảnh hưởng tới quá trình sinh đẻ sau này.

Một số bệnh thường gặp phải mang thai tuần 18

Ở tuần thai nhi 18 các biểu hiện của ốm nghén đương nhiên sẽ không gây khó chịu nhiều cho bạn trong tuần này nữa, Vi vậy ở tuần này bạn có thể thoải mái ăn thêm các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe cho mẹ và con.

Một số mẹ sẽ gặp phải tình trạng đau nhói thoáng qua không thường xuyên. Đặc biệt khi mẹ bầu thay đổi vị trí hoặc hoạt động nhiều sau một ngày. Bạn cũng không cần phải lo lắng vì đây chỉ là biểu hiện của chứng đau dây thần kinh tọa Nguyên nhân là do các dây chằng nâng đỡ tử cung của mẹ đang bị kéo giãn để nâng đỡ em bé trong bụng ngày càng tăng về kích thước và cân nặng. Nhưng bạn cũng không phải lo lắng nhiều về những cơn đau này. Nếu các triệu chứng đau nhói, khó chịu này kéo dài, bạn nên đến bác sĩ để được khám, điều trị kịp thời.

Có nhiều thai phụ sẽ cảm thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế đây là do các thai phụ sức khỏe không được tốt. Nguyên nhân là do huyết áp của bạn thấp hơn bình thường trong giai đoạn này. Bạn hãy bổ sung thêm dưỡng chất đặc biệt là chất sắt bạn có thể giảm bớt được tình trạng này.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tuần 18

Ở tuần thai 18 bộ não của bé đang phát triển khá nhanh chính vì vậy bạn nên bổ sung các chất có lợi cho sự phát triển trí não như các thực phẩm chứa nhiều canxi hay chất khoáng…Bạn nên tránh ăn các loại hải sản như cá kiếm cá thu và cá kình vì các loại này có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển toàn diện bộ não của bé.

Bên cạnh đó việc bổ sung các chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, hàng ngày bạn nên chú ý ăn nhiều rau xanh hoặc các loại hoa quả có màu đỏ tươi, điều này sẽ giúp bạn giảm bớt các vết thâm cũng như các sắc tố gây nám da với lượng calo bổ sung cho cơ thể không nên giảm bớt nếu như bạn giữ mức cân nặng tăng trong khoảng từ 5-6 kg đến thời điểm này. Việc cơ thể năng nề hơn sẽ không được thoải mái những bạn đừng lo lắng vì lúc này bạn không chỉ cung cấp dưỡng chất cho một cơ thể mà là hai.

Để giảm các triệu chứng chóng mặt bạn cần bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể bằng việc tìm đến các loại thức ăn có màu đỏ như thịt gan rau sẫm màu… hoặc các loại biệt dược chứa sắt dành cho bà bầu

Bố mẹ nên làm gì cho thai nhi 18 tuần tuổi

Ở tuần 18 thai nhỉ phần não bộ của bé đã có những phát triển vượt bật. Các cơ quan xúc giác cũng đang dần hoàn thiện chức năng của chúng. Chính vì vậy việc trao đổi thông tin với bé nhiều hơn. Bạn có thể cho bé nghe các loại nhạc không lời với giai điệu nhẹ nhàng, hoặc nói chuyện với bé hằng ngày. Vì điều này có lợi ích kích thích khả năng tiếp nhận thông tin của bé và góp phần tạo mối quan hệ khăng khít giữa bố mẹ và thành viên mới sắp chào đời.

Trong tuần 18 bố mẹ em cần phải thường xuyên thăm khám bác sĩ, đặc biệt là phải làm các xét nghiệm về mức đường huyết của mẹ. Nên có chế độ ngủ và nghỉ ngơi thích hợp cho mẹ, tốt nhất bạn nên dành ra tầm 15-30 phút ngủ trưa để cho cơ thể đỡ mệt mỏi cũng như thoát khỏi stress

Các mẹ chú ý luôn quan tâm tới dinh dưỡng cũng như vệ sinh hàng ngày để bổ sụng tốt nhất cho bé. hàng ngày mẹ nên bổ sung nhiều dưỡng chất cho sự phát triển của bé, sẽ giúp bé tránh mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, mẹ nên tham gia các lớp học tiền sản đầy đủ để có những kĩ năng chăm sóc cho bé thuần thục.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật