Thai nhi 40 tuần tuổi - Thiên thần nhỏ của bạn đã sẵn sàng chào đời

Ở tuần thai 40, em bé của bạn đã sẵn sàng chào đời rồi. Có nhiều trường hợp em bé không chào đời ở tuần này. Bạn đừng quá hồi hộp và lo lắng, chỉ còn ít ngày nữa thôi, bạn hãy chuẩn bị tâm lý, dấu hiệu chuyển dạ sẽ đến bất cứ khi nào.

Thai nhi 40 tuần tuổi

Thai nhi 40 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi tuần 40

Ở tuần thai thứ 40 em bé của bạn có chiều cao khoảng 51,2 cm tính từ đỉnh đầu tới gót chân và nặng khoảng 3,4 kg. Những không phải các bé đều giống nhau. Cân nặng và chiều cao của bé phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ cũng như chế độ dinh dưỡng suốt thời kỳ mang thai

Ở tuần thai 40 cơ thể thai nhi tuần này trông đã hoàn toàn giống trẻ sơ sinh và bé đã sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào. Phần xương của thai nhi đã rất cứng cáp. Những xương sọ của thai nhi vẫn mềm để có thể đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ.

Nếu bé của bạn chào đời trong tuần này, em bé của bạn đã có thể thở một cách độc lập khi ra khỏi bụng mẹ rồi đấy. Nước ối ít hơn trước, nó còn chuyển sang màu lợt hơn, trắng đục như sữa do bị pha lẫn với lớp chất nhờn bao quanh bé. Lớp da ngoài cũng đang bong tróc, nhường chỗ cho lớp da mới ở dưới. Trông bé yêu của bạn lúc này thật phổng phao, hồng hào.

Sự phát triển của thai nhi tuần 40

Sự phát triển của thai nhi tuần 40

Những thay đổi trong của mẹ bầu trong tuần thai 40

Trong tuần thai này cân nặng của bạn vẫn tiếp tục tăng nhưng rất ít. Ở tuần này tử cung sẽ nhô lên khoảng 16 đến 20 cm và cách khớp dính khoảng 36 đến 40 cm. Tử cung bạn cũng mềm dẻo và đàn hồi hơn để chuẩn bị thích nghi cho cuộc chuyển dạ sắp tới.

Tuần này cơ thể bạn đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ biểu hiện là việc tiết dịch nhầy ở âm đạo nhiều hơn. Bé đã ổn định trong vùng chậu của bạn nên các áp lực lên cơ hoành sẽ giảm đi, giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Nắp nhầy đậy tử cung có tác dụng bảo vệ tử cung bạn khỏi bị nhiễm khuẩn trong suốt thai kỳ sẽ nhanh chóng mất đi. Khi nắp nhầy mất đi, nó có thể vẫn nằm ở đấy đến trước khi bạn chuyển dạ khoảng 1 tuần. Nếu bạn thấy ra chất màu hồng, nâu ở quần lót thì nên thông báo cho bác sĩ.

Khi bước sang tuần thai thứ 40 bạn sẽ có cảm giác chờ đợi khiến bạn thực sự bị kiệt sức Dường như thời gian lúc này trôi qua rất chậm, còn lâu hơn cả 9 tháng mang thai trước đó. Tuần này em bé của bạn vẫn chưa được coi là chào đời muộn. Trên thực tế các bé thường chào đời muộn hơn so với thời gian dự kiến. Vì vậy, bạn không nên lo lắng quá, bạn sắp được ẵm trên tay thiên thần bé bỏng của mình rồi.

Dinh dưỡng cho mẹ và bé trong tuần 40

Một khoảng thời gian ngẵn nữa là mẹ đã cận kề với ngày sinh, vì vậy mẹ bầu hãy chuẩn bị cho mẹ một sức khỏe thật tốt nhé. Những bữa ăn hằng ngày của mẹ vẫn phải luôn đảm bảo lượng calo từ 400-600.

Trong tuần này do cảm giác hồi hộp lo lắng trước ngày sinh, sẽ có nhiều mẹ không muốn ăn, vi vậy bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, hoặc cho mẹ ăn thêm một số đồ ăn vặt như hoa quả bánh sữa… Tuy nhiên bạn không nên ăn một số các loại thức ăn chứa nhiều đường và chất béo để mẹ tránh mắc phải chứng thừa cân hoặc chứng tiểu đường thai nghén

Uống nước lọc hằng ngày vẫn là biện pháp dinh dưỡng tối ưu cho mẹ bầu. Bổ sung nước cho cơ thể đầy đủ không chỉ giúp mẹ cảm thấy cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng hơn mà còn giúp mẹ tránh bị mất nước trong ngày chuyển dạ.

Những bệnh thường gặp khi thai nhi 40 tuần tuổi

Tuần thai 40 bạn sẽ thấy bứt rứt và tê ở chân. Phần da bụng bạn cũng căng ra và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Lúc này, bạn cũng thường cảm thấy rất mỏi mệt và khó ngủ nguyên nhân là do chiếc bụng của bạn đã quá to và bạn đang rất hồi hộp lo lắng.

Thời điểm này bạn bạn cũng sẽ thấy xuất hiện cơn co thắt tử cung giả như những tuần trước. Các cơn đau thường xuất hiện ở các cơ lưng, vùng chậu và bụng dưới. Nếu mẹ không có kiến thức về mang thai thì thất là khó để phân biệt giữa co thắt tử cung giả và chuyển dạ thật nhưng bạn có thể phân biệt bằng việc cảm nhận những cơn chuyển dạ thật sự thường bắt đầu ở phía trên tử cung, qua vùng lưng dưới và sẽ lan tỏa ra toàn bộ tử cung.

Bố mẹ nên làm gì cho thai nhi 40 tuần tuổi

Vào những ngày sắp tới, bạn sẽ vô cùng vất vả với việc chăm bé vì vậy lúc này, tốt nhất bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bạn cũng nên để ý đến số lần bé cử động trong ngày. Dù bé không còn cử động nhiều nữa nhưng nếu số lần bé cử động trong ngày là ít hơn 10, bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra nhịp tim của bé đề phòng trường hợp bé bị mệt.

Mặc dù ngày sinh đã cận kề nhưng bạn không nên bỏ qua việc luyện tập sức khỏe nhé. Hãy luyện tập một vài động tác nhẹ nhàng, những bài luyện thở, hoặc tìm hiểu về tư thế rặn đẻ nếu bạn sinh thường nhé.

Vào thời điểm này bố nên giúp mẹ kiểm tra lại mọi thứ một lần cuối để chắc chắn là không quên thứ gì. Trong tuần này cả bố và mẹ hãy tạo tâm lý thoái mái và vững vàng các bạn đừng quá lo lắng để chào đón thiên thần nhỏ chào đời nhé!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật