10 nguyên nhân gây cường kinh mà chị em chưa biết đến

Sự cố ra kinh nhiều hay xảy ra ở phụ nữ trẻ - những người chưa hình thành các chu kỳ kinh có rụng trứng và những phụ nữ sắp đến tuổi mãn kinh. Ngoài sự bất tiện, ra kinh nhiều còn gây mỏi mệt. Nếu tháng nào cũng ra nhiều có thể gây thiếu máu thiếu sắt. Sau đây là 10 nguyên nhân gây kinh nguyệt nhiều.

Mất cân bằng về hormon: Ở tuổi vị thành niên hay tuổi mãn kinh là nguyên nhân ra kinh nhiều phổ biến nhất. Trong tuổi vị thành niên sau khi có kinh lần đầu và nhiều năm trước mãn kinh, nồng độ hormon rất dao động nên thường dẫn đến ra kinh quá nhiều. Tình trạng ra kinh nhiều do mất cân bằng hormon có thể điều trị bằng viên thuốc tránh thai uống hay các hormon khác. 

U xơ tử cung: Nguyên nhân cũng rất thường gặp gây ra kinh nhiều, thường lành tính, hay gặp ở phụ nữ độ tuổi 30 hay 40. Nguyên nhân gây ra u xơ còn chưa rõ nhưng chắc chắn thuộc loại u phụ thuộc vào hormon estrogen Có nhiều cách can thiệp ngoại khoa để xử trí u xơ như bóc nhân xơ, lấy đi nội mạc tử cung làm tắc động mạch tử cung kể cả cắt tử cung… điều trị bằng thuốc như thuốc đồng vận GnRH, viên thuốc tránh thai uống, androgen, RU486 (viên thuốc gây sảy thai)… một số phụ nữ ưa dùng progesteron tự nhiên cho u xơ tử cung Thường thường, khi các triệu chứng không nghiêm trọng hay gây phiền phức nhiều thì có thể “theo dõi và chờ đợi”. Khi đến tuổi mãn kinh, u xơ tử cung co nhỏ lại một cách rõ rệt và biến mất không cần điều trị.  

Pô-líp cổ tử cung: Là u nhỏ, mảnh, mọc lên từ bề mặt niêm mạc của cổ tử cung hoặc từ ống cổ tử cung và lòi ra khỏi lỗ ngoài cổ tử cung. Nguyên nhân gây ra pô-líp chưa rõ nhưng thường do nhiễm khuẩn và nhiều khi còn thể hiện đáp ứng bất thường khi nồng độ estrogen tăng cao hay các mạch máu khu trú ở cổ tử cung bị sung huyết. Phụ nữ dễ bị pô-líp cổ tử cung nhất là ở độ tuổi ngoài 20 và đã có con. Cách xử trí thông thường là cắt hay xoắn vặn pô-líp, kết hợp với dùng kháng sinh.

Pô-líp phát triển từ nội mạc tử cung: Thường không ác tính. Nguyên nhân chưa rõ nhưng thường kết hợp với tình trạng quá nhiều estrogen sau khi điều trị bằng hormon hay một số thể u buồng trứng Cách xử trí thường là soi buồng tử cung và nong nạo, lấy mẫu mô để xét nghiệm nhằm loại trừ ác tính. 

Lupus: Là bệnh viêm mạn tính và thuộc loại bệnh tự miễn dịch, có thể tác động đến nhiều bộ phận cơ thể, đặc biệt là da, khớp, máu và thận Nguyên nhân chưa rõ nhưng các nhà khoa học tin rằng có yếu tố gen học và các yếu tố môi trường như nhiễm khuẩn, dùng một số loại kháng sinh nhất là sulpha và penicillin phơi nhiễm với tia cực tím, ảnh hưởng của stress nghiêm trọng, hormon và một số thuốc khác cũng đều có vai trò gây ra các triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng của lupus khác nhau rất nhiều ở từng người bệnh, cách điều trị cũng vậy, có tính cá biệt lớn nhưng điểm chung là tránh bị stress dùng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) hay các thuốc chống miễn dịch…

Bệnh viêm tiểu khung: Là bệnh nhiễm khuẩn của một hay nhiều cơ quan trong tiểu khung như tử cung, vòi trứngcổ tử cung viêm tiểu khung thường do bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng đôi khi xảy ra sau sinh đẻ sảy thai hay sau các thủ thuật phụ khoa khác. Cách điều trị là kháng sinh.

Ung thư cổ tử cung: Thể ung thư khi các tế bào ở cổ tử cung trở nên bất thường, sinh sôi phát triển không thể kiểm soát và gây thương tổn cho các phần lành mạnh khác của cơ thể. Virut gây u sùi (HPV) là nguyên nhân chính (trên 90%) của các trường hợp ung thư cổ tử cung Điều trị bao gồm: can thiệp ngoại khoa, hóa liệu pháp và xạ trị

Ung thư nội mạc tử cung: Khi các tế bào bất thường ở tử cung hay nội mạc tử cung (lớp tế bào che phủ buồng tử cung) sinh sôi không thể kiểm soát và làm tổn thương đến tử cung và các cơ quan khác. Nguyên nhân chưa rõ nhưng điều đã rõ là phụ nữ ngoài 50 thường bị quá sản nội mạc tử cung hoặc đã dùng nhiều lần liệu pháp thay thế. Cách chữa trị đầu tiên thường là cắt bỏ tử cung, sau đó có thể dùng hóa liệu pháp và/hoặc liệu pháp tia xạ.

Dụng cụ tử cung tránh thai: Là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra ra kinh nhiều. Khi bị ra kinh nhiều và mang dụng cụ tử cung thì nên lấy ra và chọn phương pháp tránh thai thay thế.

Bệnh gây chảy máu: Có nhiều loại bệnh và khó cầm máu Cần được khám và phát hiện nguyên nhân, có khi cần bổ sung các yếu tố đông máu.          

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật