An toàn truyền máu: Bắt đầu từ việc sàng lọc là rất quan trọng

Hiện nay, thuật ngữ “an toàn truyền máu” phải được hiểu theo nghĩa rộng là an toàn cho người cho máu, an toàn cho nhân viên làm công tác truyền máu và an toàn cho người nhận máu.

Trong an toàn truyền máu, việc sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu có tầm quan trọng rất lớn để góp phần chủ động ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh của người nhận máu từ máu đã được truyền.

Thực trạng và nguy cơ mắc bệnh do truyền máu

Nước ta hiện nay có 4 trung tâm huyết học-truyền máu lớn ở tại Hà Nội Huế, TP.HCM và Cần Thơ nhưng hệ thống truyền máu trong cả nước còn phân tán. Phong trào hiến máu tình nguyện hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng máu của người bệnh, thực tế có khoảng 25% nguồn máu cung cấp được thu nhận từ những người bán máu chuyên nghiệp. Tại các đơn vị thực hiện công tác huyết học-truyền máu, hệ thống trang thiết bị sàng lọc thiếu đồng bộ và chưa được hiện đại. Đồng thời, các hướng dẫn kỹ thuật chung cho công tác truyền máu còn thiếu; kỹ thuật và sinh phẩm sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu còn có khoảng cửa sổ kéo dài.

Thực tế ghi nhận tình hình nhiễm HIV viêm gan B viêm gan C đã xuất hiện ở một số địa phương, kể cả trẻ em được truyền máu do có khoảng 15% số huyện không sàng lọc HIV viêm gan b viêm gan c trong quy trình lấy máu thường quy.

Trong an toàn truyền máu, việc sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua máu có tầm quan trọng rất lớn

Trong an toàn truyền máu, việc sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua máu có tầm quan trọng rất lớn 

Một vấn đề cũng được đặt ra là nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho công tác chuyên khoa này vẫn còn thiếu và yếu. Cả nước ta hiện nay chỉ có khoảng 3.800 cán bộ, nhân viên làm công tác trong cả hai lĩnh vực huyết học và truyền máu; nguồn nhân lực này chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Vật lực, kinh phí hỗ trợ cho công tác phát triển chuyên khoa truyền máu chưa đáp ứng đủ yêu cầu; hoạt động truyền máu hàng năm chủ yếu chỉ dựa vào kinh phí hoạt động của các bệnh viện

Từ thực trạng tình hình đã nêu ở trên, nguy cơ phải đối mặt với các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu là điều không thể tránh khỏi. Nước ta nằm trong vùng dịch tễ có tỉ lệ viêm gan b cao nhất thế giới với tỉ lệ từ 13 - 15%; tỉ lệ nhiễm viêm gan C cũng chiếm từ 3% - 5%; đặc biệt tình hình nhiễm HIV đang hiện diện và có xu hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước; tình hình bệnh sốt rét cũng đang có nguy cơ quay trở lại để góp phần vào sốt rét do truyền máu mặc dù ngành y tế dự phòng đã có những nỗ lực, cố gắng để phòng chống và loại trừ sốt rét ra khỏi cộng đồng.

Một số tỉnh, thành phố không nằm trong diện quản lý của các trung tâm huyết học-truyền máu nhưng có nhu cầu sử dụng máu nên đã lấy máu của người nhà bệnh nhân hoặc những người bán máu nhưng chỉ được sàng lọc túi máu bằng test chẩn đoán nhanh; thậm chí có nơi chỉ làm xét nghiệm HBsAg, anti-HIV; không làm anti-HCV, giang mai... Với số liệu thống kê báo cáo kết quả xét nghiệm dương tính với viêm gan b viêm gan c HIV trên đối tượng những người khỏe mạnh đi hiến máu tình nguyện ghi nhận chiếm tỉ lệ tương đối cao và với thực trạng tình hình của hệ thống chuyên khoa truyền máu hiện nay đã báo động cho ngành chuyên khoa này các nguy cơ ảnh hưởng nhiễm bệnh được lây truyền qua đường truyền máu với tần suất cao để có kế hoạch xây dựng giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc triển khai Quy chế truyền máu nhằm bảo đảm an toàn truyền máu theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu

Thực tế ghi nhận, bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu gồm các bệnh nhiễm virút, nhiễm vi khuẩn và nhiễm ký sinh trùng

Bệnh nhiễm virút:

Các virút viêm gan có thể gây bệnh sau khi truyền bất kỳ một chế phẩm của máu để điều trị một bệnh nào đó cho bệnh nhân viêm gan c là bệnh hay gặp nhất sau truyền máu, có thể chiếm tỉ lệ khá cao 95%; chúng có thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 6 tháng; triệu chứng lâm sàng ít rõ ràng, có khoảng 25% có triệu chứng vàng da; chủ yếu là các triệu chứng mệt mỏi chán ăn; chẩn đoán dựa vào xét nghiệm anti-HCV và men gan tăng viêm gan b ít gặp hơn viêm gan C; chúng có thời gian ủ bệnh từ 6 - 11 tuần; có khoảng 60% trường hợp không có biểu hiện lâm sàng; chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm huyết thanh học tìm HBsAg, HBeAg, anti-HBc, anti-HBs, anti-HBe. Viêm gan D cũng là bệnh nhiễm virút lây truyền qua đường máu nhưng chúng phụ thuộc vào virút viêm gan B; chẩn đoán xác định bệnh dựa vào xét nghiệm HBsAg, nếu kết quả dương tính sẽ tìm anti HDV-IgM.

Nhiễm HIV (Human immuno deficiency virút) 1,2 là một mối nguy cơ lớn của công tác truyền máu hiện nay rất được quan tâm vì tuy có sàng lọc nhưng vẫn có thể bị lây truyền nếu máu được lấy ở giai đoạn cửa sổ. Hiện nay kỹ thuật phát hiện sớm nhất là tìm kháng nguyên p24. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tìm nguồn cho máu an toàn, bổ sung các xét nghiệm có độ nhạy cao để rút ngắn thời gian cửa sổ, tiến hành truyền máu từng phần, sử dụng kỹ thuật lọc bạch cầu truyền máu tự thân. 

Nhiễm HTLV (Human T-lymphotropic virus) 1 - 2 do truyền máu có thể gây bệnh leucemia cấp tính dòng lympho T ở người; chúng đã gây thành dịch và được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản.

Các loại virút khác như: CMV (Cytomegalovirus) và EBV (Epstein-Barr virus) cũng có thể lây nhiễm qua đường truyền máu. Tại nước ta, tỉ lệ người khỏe mạnh có kháng thể này khá cao với từ 60 - 70%; vì vậy việc sàng lọc 2 loại virút này chưa thật cần thiết ngoại trừ trường hợp cần thiết cần thực hiện đối với các bệnh nhân ghép tủy gan hoặc thận.

Bệnh nhiễm vi khuẩn:

Một trong các vi khuẩn lây nhiễm qua đường truyền máu là xoắn khuẩn giang mai do không được sàng lọc hoặc sàng lọc ở giai đoạn cửa sổ. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân ngày càng ít gặp và ít quan trọng vì số người bị nhiễm bệnh giang mai ít và thực tế do sử dụng các chế phẩm máu thường được bảo quản trên 3 ngày. Phòng ngừa sự lây nhiễm bằng việc sàng lọc huyết thanh với bộ thử nghiệm có độ nhạy cao; bảo quản máu dài ngày ở nhiệt độ thấp; tuy nhiên việc bảo quản máu dài ngày ở nhiệt độ thấp không phù hợp với việc sử dụng đối với khối tiểu cầu và bạch cầu.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng:

Các bệnh ký sinh trùng lây nhiễm qua đường truyền máu thường gặp có thể là sốt rét giun chỉ bạch huyết Trypanosoma là loại ký sinh trùng đơn bào lớp trùng roi, Schistosoma là loại sán máng Ở nước ta đặc biệt chú ý đến vấn đề nhiễm ký sinh trùng sốt rét do truyền máu vì dịch bệnh còn lưu hành ở một số địa phương, tỷ lệ người mang ký sinh trùng lạnh còn hiện diện nên rất dễ có nguy cơ lây nhiễm sốt rét qua đường truyền máu. Bệnh nhân bị lên cơn sốt khoảng từ 2 - 3 ngày sau khi truyền máu có ký sinh trùng sốt rét.

Do ký sinh trùng sốt rét được truyền trực tiếp vào máu mà không có chu kỳ sinh sản trong gan như khi bị muỗi truyền bệnh đốt máu và truyền mầm bệnh nên việc điều trị tương đối dễ dàng hơn. Trên thực tế, để phòng ngừa sốt rét do truyền máu cần thực hiện bằng cách sàng lọc kỹ người cho máu bằng cách phát hiện ký sinh trùng sốt rét trên lam máu xét nghiệm. Đối với các trường hợp sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum, có thể dùng test chẩn đoán nhanh để loại trừ ngay các người cho máu có kết quả dương tính với sốt rét.

An toàn truyền máu phải bắt đầu từ việc sàng lọc

Để bảo đảm cho người nhận máu không bị lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu, việc sàng lọc những tác nhân gây bệnh được xem là một trong những mục tiêu chủ yếu. Vì vậy, các xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B viêm gan c giang mai sốt rét được quy định bắt buộc thực hiện đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật