Áp xe amidan là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Áp xe amidan là gì?

Áp-xe quanh amidan là biến chứng tại chỗ thường gặp khi viêm amidan cấp không được điều trị kịp thời nhất là viêm amidan mạn tính hồi viêm. Biểu hiện bằng tình trạng viêm tấy, tụ mủ ở tổ chức liên kết lỏng lẻo nằm quanh amidan: Nằm giữa amidan và thành bên họng.

Áp xe amidan thường gặp khi bị viêm amidan cấp

Áp xe amidan thường gặp khi bị viêm amidan cấp

Triệu chứng áp xe amidan 

- Người bệnh sốt cao từ 38-39 độ C kèm theo đó là tình trạng cơ thể mệt mỏi

- Đau họng một bên dữ dội đau nhói lên tai và khi nuốt đau nhiều hơn. Lúc này nước dãi chảy nhiều, có thể thấy đau nhức vùng góc hàm.

- Há miệng khó khăn, lưỡi bẩn, môi khô, hơi thở hôi, giọng nói thay đổi khó nghe do eo họng bị thu hẹp.

- Nếu không can thiệp sớm khối áp xe thường lan ra vùng cơ cắn gây hiện tượng khít hàm khó thở do khối áp xe lấp kín họng miệng.

- Nước tiểu ít và sẫm màu.

- Ngoài ra khi khám họng sẽ thấy: Họng không đối xứng, amidan sưng phồng, màn hầu và lưỡi gà phù nề và đẩy vẹo sang một bên. Và xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng; xét nghiệm nước tiểu đôi khi có albumin niệu.

Điều trị bệnh tùy thuộc vào triệu chứng và giai đoạn của bệnh

Điều trị bệnh tùy thuộc vào triệu chứng và giai đoạn của bệnh

Điều trị áp xe amidan

Điều trị áp xe amidan tùy vào triệu chứng và giai đoạn mà từng trường hợp cụ thể sẽ có cách điều trị khác nhau:

Ở giai đoạn mới viêm tấy quanh amidan: Chỉ cần sử dụng kháng sinh chống viêm hạ sốt giảm đau theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Ở giai đoạn áp xe quanh amidan có mủ thì có thể áp dụng:

Chích rạch khối áp xe dẫn lưu mủ, giữ cho vết rạch luôn mở khoảng 3 ngày.

Điều trị nội khoa bằng kháng sinh tiêm hay truyền tĩnh mạch để chống cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí. Đồng thời kết hợp dùng thuốc chống viêm thuốc giảm đauthuốc hạ sốt.

Sau khi chữa trị dấu hiệu viêm nhiễm tại chỗ và toàn thân: Thường phẫu thuật cắt amidan để tránh tình trạng tái phát. Tuy nhiên một số bệnh nhân cũng có thể cắt amiđan nóng trong khi có khối áp xe và có kháng sinh bảo vệ.

Áp xe amidan nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như: viêm tấy lan tỏa khoang sau tạng, áp xe lan vào phổi nhiễm khuẩn huyết... rất dễ gây tử vong Việc điều trị sớm sẽ giúp giảm các triệu chứng áp xe quanh amidan, phương pháp chữa trị đơn giản không cần phẫu thuật, thời gian hồi phục được rút ngắn hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật