Bệnh suy giảm chức năng gan và các lưu ý khi dùng thuốc

Gan là bộ máy chủ yếu trong việc chuyển hóa thuốc. Gan có trách nhiệm xử lý hầu hết các loại thuốc khi qua nó, vì thế gan dễ chịu những tác dụng phụ của thuốc, dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự phục hồi chức năng gan, làm cho gan bị bệnh lâu khỏi hoặc xấu đi. Người bị bệnh gan (viêm gan, xơ gan...) đều bị suy giảm chức năng gan tùy theo mức độ bệnh, vì vậy phải cẩn thận khi dùng thuốc chữa các bệnh khác.

Người bệnh suy giảm chức năng gan có thể gây nhiều khó khăn cho việc dùng thuốc điều trị. Thông thường thuốc vào máu sẽ gắn kết với protein của huyết tương thành dạng phức hợp.

Sau đó dưới tác động của gan mới giải phóng trở lại thành dạng tự do, rồi chuyển hóa thành các chất trung gian thải ra khỏi cơ thể qua đường phân hay nước tiểu.

Người bị viêm gan nặng, chức năng sản xuất albumin của gan suy giảm, sự gắn kết giữa thuốc với protein với huyết tương bị giảm, do đó thuốc tồn tại dưới dạng tự do trong máu với tỉ lệ cao, làm tăng độ độc. Người bị viêm gan ứ mật, chức năng sản xuất lẫn tiết mật bị đình trệ nên sự chuyển hóa thuốc lần đầu bị giảm và sinh khả dụng của thuốc tăng; ngược lại cũng do thiếu mật, các chất mỡ không được nhũ hóa để hấp thu, các thuốc tan trong mỡ sẽ hấp thu ít, từ đó sinh khả dụng của thuốc bị giảm.

Gan có chức năng sản xuất các yếu tố đông máu. Khi viêm gan, chức năng gan suy giảm, các yếu tố đông máu bị thiếu. Do đó, thời gian đông máu kéo dài ra, thậm chí không đông. Lúc này, nếu bị chấn thương chảy máu dùng thuốc cầm máu (gây đông máu) thì hiệu lực thuốc cầm máu bị giảm, sự cầm máu sẽ bị chậm trễ hay không cầm máu được.

Cần tránh hoặc thận trọng sử dụng những thuốc nào?

Thuốc kháng sinh

Phần lớn các thuốc kháng sinh gây độc cho gan bằng nhiều cách với các mức độ khác nhau. Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, azithromycin...), trong đó erythromycin gây độc cho gan không xác định; clarithromycin, azithromycin chủ yếu chỉ làm tăng enzym AST (aminostranferase), bilirubin trong máu kèm theo vàng da tăng bạch cầu ưa eosin.

Kháng sinh tellimycin không chỉ gây độc cho gan theo cơ chế này mà còn làm tổn thương tế bào gan với tần suất vượt hẳn hai thuốc trên. Tettracyclin dạng uống có thể gây thâm nhiễm mỡ gan bọng nhỏ, song không gây hậu quả về lâm sàng; tuy nhiên khi dùng dạng tiêm tĩnh mạch cho nữ mang thai lại có nguy cơ cao gây suy gan kháng sinh kháng nấm griseofulvin gây ứ mật.

Với kháng sinh nhóm beta-lactam (ceftriaxon, cloxacilin...) khi dùng cần theo dõi chức năng gan ở bệnh nhân gan, vàng da do ứ mật trong hoặc sau điều trị, thường xảy ra ở bệnh nhân nam hoặc bệnh nhân trên 65 tuổi, một đợt điều trị không nên vượt quá 14 ngày.

Nhóm quinolon (ciprofloxacin) có thể gây viêm gan hoại tử; norfloxacin ofloxacin chỉ dùng cho người bệnh gan khi thật cần thiết. Các kháng sinh khác như chloramphenicol tránh dùng vì tăng nguy cơ ức chế tủy xương metronidazol cần giảm liều xuống 1/3 ở bệnh nhân gan nặng, dùng ngày 1 lần.

Các thuốc giảm đau chống viêm

Paracetamol rất hại cho gan đặc biệt khi dùng quá liều hoặc quá dày giữa các lần uống Paracetamol khi uống sẽ chuyển thành chất trung gian có độc cho gan. Nếu dùng đúng chỉ định và đúng liều (1 - 2g/ngày) thì chất trung gian ấy sinh ra ít, gan sản xuất đủ glutathion để hóa giải nên không bị hại. Tuy nhiên, khi dùng liều quá cao (tương đương 8 - 12g/ngày) thì chất trung gian gây độc cho gan sinh ra quá nhiều, gan không thể sản xuất đủ glutathion để hóa giải nên người sử dụng dễ bị viêm gan cấp (hoại tử gan tử vong ).

Thuốc chống viêm không steroid: tránh dùng diclofenac ở bệnh nhân gan nặng, có thể gây phù; các thuốc acetylsalicylic acid, ibuprofen indomethacin ketoprofen, naproxen, meloxicam, tenoxicam có nguy cơ cao về xuất huyết tiêu hóa thuốc giảm đau nhóm opi như morphin, pethidin fentanyl dextropropoxyphen, codein, dextromethorphan...có thể gia tăng hôn mê ở người bệnh gan.

Các loại thuốc điều trị khác

Thuốc chữa đái tháo đường (glibenclamid, gliclazid, metformin...) chống chỉ định với trường hợp suy tế bào gan các bệnh gan khác tránh dùng vì  có thể gây vàng da Thuốc chống ung thư (methothrexat) không dùng cho người nhiễm khuẩn nặng ở gan, tác dụng phụ có thể gặp là xơ gan (nếu dùng hàng ngày liên tục). Một phần nhỏ thuốc còn đọng rất lâu ở gan và thận sau nhiều tuần.

Các thuốc kháng histamin (clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin, dimenhydrinat) thì cần thận trọng lựa chọn thuốc với từng trường hợp bệnh gan cụ thể thuốc lợi tiểu nhóm thiazid và thuốc lợi tiểu quai: dùng furosemid, hydrochlorothiazid dễ dẫn đến tình trạng thiếu kali huyết có thể thúc đẩy hôn mê.

Các thuốc chống hen (aminophylin, theophylin), nếu người có bệnh gan dùng phải giảm liều. Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng (omeprazol cimetidin ranitidin) có thể gây tác dụng phụ khó chịu cho người bệnh gan. Thuốc chống nấm (ketoconazol, griseofulvin) tránh dùng ở bệnh nhân gan nặng...

Corticoid vốn không có tính độc với gan. Tuy nhiên, do corticoid giữ nước nên khi dùng cho người viêm gan bị phù, cổ trướng thì làm nặng thêm tình trạng này. Các thuốc an thần lợi tiểu táo bón cũng không có tính độc với gan nhưng khi dùng cho người bệnh não do gan thì làm cho bệnh này nặng thêm.

Nhóm diệt ký sinh trùng: Thuốc sốt rét (amiodiaquin, mepraquin) gây rối loạn chức năng gan; thuốc giun (thiabenzol) vừa gây rối loạn chức năng gan vừa gây ứ mật.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi dùng thuốc cho người bị bệnh gan, suy giảm chức năng gan cần lưu ý một số nguyên tắc như: Không được dùng các loại thuốc gây độc với gan. Điều chỉnh liều dùng của nhiều loại thuốc cho người bệnh suy chức năng gan để tránh ngộ độc cho gan.  

 

Giảm lượng thuốc cần dùng ở mức tối thiểu. Với những thuốc dùng lâu dài, biểu hiện viêm gan do thuốc có thể không rõ, cần khám lâm sàng xét nghiệm chức năng gan định kỳ theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Trong quá trình dùng, nếu thấy có một số bất thường (mệt chán ăn buồn nôn vàng da nước tiểu sậm…) cần thông báo với thầy thuốc (kể cả khi các hiện tượng này không đủ, chưa rõ). Người viêm gan khi cần chữa các bệnh khác thì không tự ý dùng hay kéo dài thời gian dùng thuốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật