Bệnh tiểu đường type 1 là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Bệnh tiểu đường type 1 là gì?

Bệnh tiểu đường type 1 hay bệnh tiểu đường là một rối loạn mãn tính hạn chế khả năng chuyển hóa thành năng lượng từ thức ăn của cơ thể Cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin một hormone sản xuất bởi các tế bào beta chuyên biệt trong tuyến tụy insulin đóng vai trò rất quan trọng vì nó kiểm soát lượng đường (glucose) các tế bào hấp thụ được từ máuNhững người bị bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu rất cao, nhưng lại không đủ lường đường bên trong các tế bào của cơ thể.

Bệnh tiểu đường type 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi Bệnh thường được phát hiện ở trẻ em thanh thiếu niên hay những người trẻ.

Bệnh tiểu đường type 1 là rối loạn chuyển hóa thức ăn thành năng lượng

Bệnh tiểu đường type 1 là rối loạn chuyển hóa thức ăn thành năng lượng

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường bao gồm:

- Đi tiểu thường xuyên

- Cảm giác rất khát nước

- Nhiễm trùng thường xuyên

- giảm cân nhanh

- Cảm giác mệt mỏi và yếu ớt

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường không kiểm soát được bao gồm:

- Mờ Mắt hoặc không thể nhìn được

- Vết loét trên da lâu lành

- Tê tay hoặc chân

- suy thận

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 xảy ra khi cơ thể thiếu insulin Chính hệ thống miễn dịch, hệ thống bảo vệ của cơ thể bạn, phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng cho tình trạng này.

Các nguyên nhân hiếm hơn có thể bao gồm:

- Một số bệnh như bệnh xơ nang có ảnh hưởng đến tuyến tụy

- Phẫu thuật cắt bỏ tụy

- viêm nhiễm nặng (sưng, kích thích) ở tuyến tụy.

Bạn sẽ cần một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 1

Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 1

Điều trị bệnh tiểu đường type 1

- Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết Bạn phải theo dõi các dấu hiệu như lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. Tại nhà, bạn nên tiêm insulin từ hai hoặc ba lần mỗi ngày. 

- Thực hiện các bài tập để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

- Bạn cũng cần phải có kiểm tra theo dõi bàn chân và mắt thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật