Bệnh ung thư gan có lây? Đây lá câu trả lời từ các chuyên gia

Ung thư gan là bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh về gan, gây ra tử vong cao, vì thế những ai không may mắc phải căn bệnh này thường rất lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, vì không hiểu đúng về bệnh nên những người xung quanh, thậm chí là người thân của bệnh nhân cũng sợ hãi, xa lánh người bệnh vì sợ… lây bệnh.

Vậy thực chất bệnh ung thư gan có lây như nhiều người nghĩ?

Theo các bác sĩ chuyên môn, những hiểu biết sai lầm về ung thư gan nhiều khi đã dẫn đến những hậu quả nặng nề cho cả người bệnh lẫn người nhà bệnh nhân ung thư vì thế chúng ta cần phải có sự hiểu biết rõ về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Hiểu rõ về bệnh ung thư gan

Ung thư gan – căn bệnh ác tính có quá trình phát triển thầm lặng, khó phát hiện ở giai đoạn sớm, với tỷ lệ tử vong rất cao luôn là mối lo ngại cho mọi người.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư gan như virus viêm gan b, C, do uống nhiều rượu, do nhiễm độc,… bệnh ung thư tế bào gan không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu khi khối u con nhỏ. Một số những biểu hiện như: mệt mỏi đầy bụng chán ăn sụt cân đau hạ sườn phải… cũng chỉ xuất hiện khi khối u ở gan đã lớn.

Cần phải có một sự hiểu biết rõ về căn bệnh ung thư gan để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Cần phải có một sự hiểu biết rõ về căn bệnh ung thư gan để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Một khi những triệu chứng xuất hiện khá rõ (như: đau dưới sườn phải khối u xuất hiện nhiều dưới sườn phải, bụng báng, thể trạng gầy sút, sốt, vàng da…) thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khả năng chữa trị lúc này là rất khó khăn. Vì khó phát hiện, nên phần lớn người bệnh đến bệnh viện thường ở giai đoạn muộn, tiên lượng xấu. Chính vì vậy mà việc tầm soát để phát hiện bệnh sớm, phát hiện khối u ở gan khi khối u còn nhỏ là rất quan trọng, nhất là những người mắc bệnh viêm gan mãn tính cần đi tầm soát.

Bệnh ung thư gan có lây lan?

Nhiều người lo lắng bệnh ung thư gan có lây nên mọi người thường phòng ngừa bằng cách không ăn chung, uống chung, ngủ chung… với người bị ung thư gan. Tuy nhiên điều này lại hoàn toàn không chính xác. Các bác sĩ chuyên môn cho rằng: bệnh ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng hoàn toàn không lây qua đường tiếp xúc, vì vậy, nó được xếp vào nhóm các bệnh không lây nhiễm.

Đối với những bệnh nhân bị ung thư do virus viêm gan B viêm gan C thì virus có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua đường truyền máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Vì thế, để phòng ngừa bệnh ung thư gan chúng ta cần nâng cao biện pháp phòng ngừa các bệnh viêm gan siêu vi.

Làm gì khi bị ung thư gan?

Khi không may bị ung thư gan nhiều người tin rằng “kiếp trước” mắc lỗi lầm nên “kiếp này” bị đày đọa cho mắc bệnh ung thư. Có người thì nhất định không chịu phẫu thuật vì sợ “đụng dao kéo” nên tìm đến các bài thuốc của “lang băm”, cách chữa mê tín dị đoan…, đến khi bệnh quá nặng mới tới bệnh viện thì không kịp.

Bệnh ung thư gan nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là rất lớn. Do đó, chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương án điều trị bệnh phù hợp và kịp thời.

Người bệnh cũng cần phải tuân thủ tuyệt đối liệu pháp điều trị bệnh của bác sĩ, tránh việc sử dụng thuốc linh tinh mà có thể làm cho bệnh tình thêm nặng hơn. Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan vào quá trình điều trị thì bệnh tình mới có thể thuyên giảm được.

Để phòng ngừa bệnh ung thư gan, chúng ta cần làm tốt công tác phòng ngừa các bệnh viêm gan siêu vi, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, không rượu bia… tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe Lối sống của chúng ta càng lành mạnh và khoa học bao nhiêu thì nguy cơ chúng ta mắc phải các bệnh hiểm nghèo càng ít bấy nhiêu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật