Cứu “gù” cho hàng trăm bệnh nhân nhờ bơm xi măng sinh học

Mức độ đau giảm nhanh ngay sau khi bơm xi măng sinh học

Bệnh nhân nữ, 74 tuổi, tiền sử có đau lưng nhiều năm, mỗi khi đi lại thì đau tăng dần và nghỉ ngơi thì có giảm. BN có bệnh tăng huyết áp đái tháo đườnggiãn phế quản trên 20 năm. Gần đây, sau khi bước hụt bậc cầu thang thì đau tăng, đau dữ dội vùng lưng và lan sang hai bên sườn, lưng còng dần. BN tự sử dụng thuốc giảm đau thông thường và đắp lá kết hợp với uống thuốc nam nhưng không đỡ.

 

Sau đó, BN vào khoa Ngoại thần kinh cột sống và Chấn thương chỉnh hình (BV Ðại học Y Hà Nội) chụp X-quang thấy xẹp D11, D12, L1, đo mật độ xương Tscore: -4,5 (mật độ xương -2,5 là đã chẩn đoán loãng xương có nguy cơ gãy xương); chụp cắt lớp cho thấy xẹp đốt sống loãng xương nặng không có tổn thương thành sau thân đốt sống và chụp cộng hưởng từ có phù tủy xương không có chèn ép tủy Các bác sĩ đã chỉ định gây tê tại chỗ, bơm xi măng 3 đốt sống cho BN

TS.BS Nguyễn Vũ, Phó trưởng khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình cho biết: “Thủ thuật được tiến hành trong vòng 45 phút, ngay sau khi bơm xong mức độ đau lưng của BN từ 10 xuống 4 theo thang điểm đánh giá đau. Và chỉ sau 3-4 tiếng, BN đã ngồi dậy và đi lại. Sau 1 ngày, BN xuất viện và được sử dụng các thuốc điều trị loãng xương để phòng xẹp các đốt sống khác và điều trị loãng xương toàn thân”.

“Trong khi đó, trước đây, khi chưa có bơm xi măng sinh học thì người bệnh chấp nhận gù tiến triển, đau tại chỗ rồi khi xẹp nhiều thì đau dây thần kinh liên sườn biến dạng cột sống… thậm chí gây ảnh hưởng đến hô hấp tuần hoàn ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Việc can thiệp bằng phẫu thuật bắt vít thì mổ phải gây mê, vít thường không bắt được phải bắt vít loãng xương tốn kém chi phí hàng chục triệu đồng mà thời gian hồi phục lâu với nhiều yếu tố nguy cơ”- TS. Vũ giải thích thêm.

Hiện tại, với các kỹ thuật từ đơn giản đến hiện đại nhất như: bơm xi măng không bóng, bơm xi măng có bóng, bơm xi măng có đặt lồng titan, bơm xi măng có kích nâng đốt sống.... rất nhiều BN trước đây tưởng chừng như không thể tiến hành được thì hiện tại đều được điều trị và phối hợp điều trị với chỉ số thành công hơn 90%.

Theo TS. Vũ, trung bình mỗi năm có đến 100 ca xẹp đốt sống được điều trị bằng bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống, BN cao tuổi nhất cũng trên 90 tuổi, với nhiều bệnh phối hợp nhân cao huyết áp đái tháo đường bệnh lý tuyến giáp được tiến hành thường quy. Ngoài điều trị xẹp đốt sống do loãng xương thì còn có thể áp dụng kỹ thuật cho lún xẹp do chấn thương u máu thân đốt sống tiến triển, u thân đốt sống gây tiêu xương....

Rút ngắn thời gian nằm viện, BN đi lại chỉ sau 4 giờ

TS. Vũ cho biết, tạo hình đốt sống qua da hay còn gọi là đổ xi măng đốt sống là kĩ thuật bơm vào thân đốt sống bị xẹp hỗn dịch xi măng sinh học (Methylmethacrylate) qua ống thông (Troca) được chọc qua da dưới hướng dẫn của Xquang truyền hình mà không cần phải phẫu thuật. Kỹ thuật này được tiến hành lần đầu tiên tại pháp do giáo sư H. Deramond vào năm 1984. Hiện hay nó đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

“Đổ xi măng đốt sống thường được áp dụng cho các BN bị xẹp đốt sống do loãng xương gây đau hoặc lún xẹp do chấn thương; BN bị u máu thân đốt sống thể tiến triển; hoặc các tổn thương u gây tiêu hủy thân đốt sống (di căn cột sống thể tiêu xương, đa u tủy u hạt tế bào ái toan). Với kỹ thuật này sẽ có tác dụng giảm đau làm bền vững thân đốt sống cầm máu tiền phẫu…”- TS. Vũ cho hay.

Có hai kỹ thuật chính được thực hiện, đó là kỹ thuật tạo hình đốt sống qua da bằng bơm xi măng sinh học (Vertebroplasty): Phẫu thuật viên sẽ sử dụng một kim chuyên dụng chọc vào thân đốt sống để bơm xi măng. Xi măng sinh học giúp bền vững thân đốt sống, từ đó làm giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên sau khi bơm, những đốt sống bị xẹp vẫn chưa trở lại hình dáng ban đầu do áp lực bơm chưa đủ làm nở đốt sống. Mặt khác, đôi khi do đốt sống bị xẹp nặng, dưới áp lực bơm, xi măng có thể tràn ra ngoài đốt sống.

Thứ hai là kỹ thuật tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng sinh học có bóng (Kyphoplasty): Đây là kỹ thuật hiện đại nhất đang được áp dụng phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới. BN sau khi gây tê tại chỗ, phẫu thuật viên sẽ dùng một kim chuyên dụng có bóng ở đầu chọc vào thân đốt sống dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng. Sau đó, quả bóng sẽ được bơm căng lên để làm nở đốt sống, trả lại hình dáng ban đầu. Sau khi rút bóng ra, xi măng sẽ được bơm vào khoảng trống vừa tạo trong đốt sống, mà không chịu áp lực. Do đó xi măng ít có khả năng tràn ra ngoài. Đốt sống sau khi trở lại hình dáng ban đầu sẽ tránh nguy cơ gù, trượt cột sống cho BN về sau. Như vậy, kỹ thuật này đã khắc phục tất cả các nhược điểm của Vertebroplasty, mà vẫn làm bền vững thân đốt sống, giảm đau cho BN.

Ngoài hai phương pháp trên thì hiện nay để chỉnh gù và tạo hình thân đốt sống về gần như hình dạng bình thường và tránh các biến chứng xẹp đốt sống tái diễn có phương pháp đặt lồng titan vào thân đốt sống, mở rộng lồng titan và để vĩnh viễn trong thân đốt sống rồi bơm xi măng vào trong lồng titan giúp cho thân đốt sống giữ được hình dạng và nâng được thân đốt xẹp về mức gần bình thường.

Bác sĩ sẽ đặt tấm nâng trong lòng thân đốt sống nâng đốt sống xẹp lên mức bình thường và bơm xi măng giúp phục hồi hoàn toàn và chỉnh gù do lún xẹp cột sống rất tốt. Đặc biệt có thể áp dụng tốt trong những trường hợp chấn thương cột sống vỡ thân đốt sống còn tường sau của thân đốt. Với kỹ thuật này, tỉ lệ biến chứng rất ít, chỉ dao động trong khoảng 1-3% tùy theo nguyên nhân xẹp đốt sống.

Có thể nói, đây là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả cao và bền vững; can thiệp tối thiểu (chỉ cần rạch 1 hoặc 2 lỗ có đường kính 5mm trên da. Thời gian nằm viện ngắn (BN chỉ cần theo dõi trong viện khoảng 1 ngày); thời gian hồi phục nhanh chóng, BN có thể ngồi dậy và đi lại 4 giờ sau khi được tạo hình đốt sống.

   

TS. Vũ khuyến cáo, những người nguy cơ loãng xương như phụ nữ mãn kinh, trên 60 tuổi, sử dụng các thuốc gây mất xương (corticoid thuốc chống đông…) người sử dụng thuốc lá uống rượu bệnh viêm khớp dạng thấp… nên khám và đo mật độ xương để xác định khả năng loãng xương. Những BN đã chẩn đoán loãng xương cần điều trị tích cực tránh các biến chứng như gãy xương xẹp đốt sống. Nếu đã có xẹp đốt sống xác định do loãng xương thì cần đến các cơ sở y tê chuyên khoa để xác định xem mức độ và loại tổn thương để quyết định điều trị dùng thuốc bơm xi măng hay phải phẫu thuật cố định cột sống.

Những BN có nguy cơ loãng xương mà có ngã ngồi hay bước hụt hoặc vận động cột sống quá mức sai tư thế thường là nguyen nhân khởi phát vì vậy cần lưu ý phòng tránh khi sinh hoạt và lao động hàng ngày và đi khám ngay nếu có các biểu hiện như: đau lưng tại chỗ tăng khi lao động, đau lan sang hai bên sườn hoặc xuống mông chân.. không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa biết rõ chẩn đoán bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật