Dấu hiệu bệnh tiểu đường bạn không thể chủ qua mà bỏ qua đâu nhé!

Tùy thuộc vào yếu tố dẫn đến tăng đường huyết, tiểu đường chia thành, tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là loại bệnh rối loạn chuyển hóa với dấu hiệu bệnh tiểu đường là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, do các tế bào không thể hấp thụ đường, thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin Tùy thuộc vào yếu tố dẫn đến tăng đường huyết tiểu đường chia thành tiểu đường tuýp 1tiểu đường tuýp 2

Đường trong máu cao là dấu hiệu bệnh tiểu đường

Đường trong máu cao là dấu hiệu bệnh tiểu đường

Khi bạn không bị tiểu đường

Tinh bột, đường sữa và các chế phẩm từ sữa phân hủy thành đường trong dạ dày Đường ngấm vào trong máu. Lượng đường trong máu ở một thời điểm bất kì giúp bác sĩ xác định chỉ số đường huyết

Một số đường được gan hấp thụ và chuyển hóa thành glycogen đóng vai trò là một nguồn năng lượng dự trữ khi lượng đường thấp.

Khi lượng đường trong máu cao tuyến tụy sẽ sản xuất insulin insulin có nhiệm vụ đưa đường trong máu vào tế bào cơ, tế bào mỡ – nơi glucose được đốt cháy giải phóng năng lượng. Khi bạn không bị tiểu đường, nồng độ insulin tối ưu, quá trình chuyển hóa đường và giải phóng năng lượng diễn ra bình thường.

 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Dấu hiệu bệnh tiểu đường týp 1 và týp 2 tương tự nhau vì đều có lượng đường trong máu cao - tăng đường huyết. Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 xuất hiện nhanh, tiểu đường tuýp 2 diễn tiến âm thầm và phải mất nhiều năm mới biểu hiện rõ ràng.

1. Đi tiểu thường xuyên

Các tế bào không thể hấp thụ được đường thận phải cố gắng đào thải đường. Do đó, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường và có thể đi hơn 5 lít nước tiểu mỗi ngày. Việc này xảy ra ngay cả vào ban đêm, khiến bạn phải thức dạy vào ban đêm để đi tiểu - gọi là chứng tiểu đêm Dấu hiệu bệnh tiểu đường như thế này lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận.

2. Bộ phận sinh dục bị sưng và nhiễm nấm

Lượng đường trong nước tiểu cao khiến bộ phận sinh dục có thể dễ bị nhiễm nấm dẫn đến sưng và ngứa.

3. Khát nước

Cơ thể mất nước do đi tiểu thường xuyên, bạn có thể luôn cảm thấy khát và phải uống nhiều nước để bù lại.

4. Mệt mỏi và hôn mê

Vì các tế bào không thể hấp thụ đường nên tế bào không thể giải phóng năng lượng, khiến bạn có thể cảm thấy kiệt sức

Bệnh nhân bị tiểu đường thường bị giảm cân

Bệnh nhân bị tiểu đường thường bị giảm cân

5. Giảm cân

Cơ thể không thể đốt cháy đường, nó sẽ đốt cháy chất béo và cơ bắp, kích hoạt việc giảm cân và mất cơ bắp.

6. Vết thương lâu lành

Bệnh tiểu đường làm giảm số lượng và khả năng của các tế bào gốc của tế bào nội mô (EPCs) – làm lành mạch máu và vết thương hở.

7. Mắt mờ, mất thị lực

Chỉ số đường huyết tăng có thể làm giác mạc chảy nước và sưng. Hình dáng của giác mạc bị thay đổi có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của Mắt Đây chính là tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường

Sau nhiều năm tăng đường huyết, các mạch máu trong võng mạc yếu và mỏng đi và mọng mắt phồng lên gọi là phình vi mạch, tiết ra dịch. Dịch này rò rỉ vào trung tâm võng mạc có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Nếu có những dấu hiệu bệnh tiểu đường thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe Được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ kéo dài cuộc sống Ăn uống lành mạnh, hoạt động thường xuyên

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật