Giới thiệu một số biện pháp phòng bệnh viêm tiết niệu

Người cao tuổi (NCT) rất dễ viêm đường tiết niệu do sức đề kháng đã suy giảm. Viêm đường tiết niệu ở NCT nếu không chữa trị đúng và không có biện pháp phòng bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.

Đường tiết niệu kéo dài từ thận cho đến lỗ tiểu. Khi nói đến viêm đường tiết niệu tức là có thể viêm một bộ phận nào đó, hoặc có thể viêm nhiều vị trí khác nhau của đường tiết niệu (thận, bàng quang, niệu quản). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tiết niệu ở người có tuổi bất kể là nam hay nữ giới.

Những nguyên nhân

Sở dĩ NCT dễ mắc viêm đường tiết niệu là do sức đề kháng ngày một giảm, trong khi đó một số yếu tố thuận lợi luôn sẵn có ở NCT như mắc một số bệnh ở thận. Đó là bệnh sỏi tiết niệu (sỏi thận sỏi niệu quản sỏi bàng quang), hoặc bệnh u bàng quang dị dạng bàng quang từ bé nhưng không được khắc phục hoặc do u tiền liệt tuyến (nam giới), ở nữ giới do mắc một số bệnh tiểu khung. Các bệnh ở đường tiết niệu bệnh tiền liệt tuyến (nam giới), bệnh tiểu khung (nữ giới) có thể gây ứ đọng nước tiểu từ đó làm viêm nhiễm ngược dòng gây viêm bàng quang viêm thận

Một số NCT do mắc một số bệnh ngoài đường tiết niệu nhưng ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống tiết niệu như bị mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc do di chứng của tai biến cho nên đi tiểu không tự chủ làm cho nước tiểu luôn ứ đọng ở bàng quang gây viêm bàng quàng và từ đây làm viêm ngược dòng gây viêm thận Một số trường hợp (cả nam lẫn nữ giới) lúc đường thời mắc bệnh viêm niệu đạo do vi khuẩn (lậu cầu, Chlamydia, Mycoplasma), càng về sau niệu đạo càng bị xơ hóa, chít hẹp gây cản trở đường tiểu, thậm chí gây bí tiểu từ đó gây viêm ngược dòng  bàng quang, thận.

Viêm đường tiết niệu, về căn nguyên chủ yếu là do vi sinh vật, trong đó thường gặp nhất là vi khuẩn Đứng hàng đầu trong viêm đường tiết niệu ở NCT là vi khuẩn đường ruột trong đó vi khuẩn E.coli chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là Proteus, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella…

Biểu hiện viêm đường tiết niệu

Do sức đề kháng suy giảm, phản xạ kém cho nên khi bị viêm đường tiết niệu NCT sốt nhẹ hoặc không sốt. Triệu chứng thường gặp nhất là đau thắt lưng âm ỉ, đôi khi đau thành cơn. Nếu NCT có kèm theo thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ rất dễ nhầm tưởng là mình đau lưng do thoái hóa cột sống Ngoài sốt nhẹ đau thắt lưng còn thấy rối loạn tiểu tiện (tiểu nhiều lần, tiểu khó, rắt, buốt (các triệu chứng này cũng bắt gặp ở nam giới bị tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến). Nước tiểu có thể có màu đục, cặn, một số trường hợp có thể thây màu đỏ do sỏi cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu ở NCT có thể dẫn đến viêm thận nguy hiểm hơn là suy thận áp-xe quanh thận nhiễm khuẩn huyết

Nên phòng bệnh như thế nào?

Trước hết, đối với NCT đã, đang mắc một số bệnh về thận (sỏi), bệnh của tiền liệt tuyến (nam giới), bệnh tiểu khung (nữ giới) cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh cho mình, không nên để bệnh kéo dài sẽ gây viêm đường tiết niệu và nguy hiểm hơn là gây biến chứng. Với những NCT, đặc biệt là người sức yếu suy giảm trí nhớ di chứng của tai biến, muốn phòng bệnh viêm đường tiết niệu cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày vùng sinh dục ngoài và cả vùng xung quanh. Nếu người bệnh không làm được, cần có sự hỗ trợ của gia đình Không nên nhịn tiểu, nghĩa là khi buồn tiểu là cần đi tiểu ngay để tránh ứ đọng nước tiểu trong bàng quang gây viêm nhiễm bàng quang và viêm ngược dòng.

NCT nói chung rất ngại uống nước ăn rau canh, đó là một sai lầm. Muốn phòng tránh viêm tiết niệu NCT cần uống đủ lượng nước hàng ngày (khoảng 1,5 - 2,0 lít, bao gồm cả nước trong canh, rau, trái cây) vào buổi sáng, chiều và không uống nước vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ.Triệu chứng thường gặp nhất là đau thắt lưng âm ỉ, đôi khi đau thành cơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật