Lý do viêm loét hang vị, viêm loét dạ dày, tá tràng tái đi tái lại mãi không khỏi

Các triệu chứng: đau thượng vị, nóng rát, đầy bụng, khó tiêu... hay tái phát do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương như viêm, trợt, xung huyết, loét... Đây là nguyên nhân dễ bỏ qua và chủ quan. Người viêm loét vùng hang vị, viêm loét dạ dày, tá tràng cần có biện pháp hỗ trợ thúc đẩy làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hạn chế tái phát các triệu chứng.

Lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid dịch vị

Dạ dày là phần quan trọng của hệ tiêu hóa Chức năng chính của dạ dày là nghiền thức ăn, thấm dịch vị và tiêu hủy thức ăn nhờ acid dịch vị và enzym tiêu hóa có trong dịch vị. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, acid dịch vị cũng là nguyên nhân gây ra các tổn thương ở niêm mạc dạ dày – tá tràng và niêm mạc thực quản  Dạ dày có khối cơ nằm ở lớp dưới có nhiệm vụ co bóp nhằm làm nhuyễn và đẩy thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Bao phủ trên khối cơ là lớp niêm mạc có chứa các tế bào các tuyến nhằm tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn và tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Dịch vị là một hỗn hợp có độ acid rất cao, nếu niêm mạc dạ dày tiếp xúc trực tiếp với acid dịch vị thì chúng ngay lập tức sẽ bị ăn mòn, tổn thương. Vì vậy, cơ thể đã điều tiết bằng các tạo các tuyến tiết chất nhày ở lớp niêm mạc. Chất nhầy được tiết ra phủ khắp bề mặt niêm mạc dạ dày để ngăn không cho niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với acid dịch vị.

Nếu vì lý do nào đó lớp nhầy bị suy yếu hoặc acid tăng tiết, niêm mạc dạ dày sẽ bị tấn công và tổn thương. Acid dịch vị sẽ tiếp tục tấn công vào các vị trí bị tổn thương, khiến chúng tiến triển nặng thêm và có thể lan rộng xuống lớp cơ phía dưới. Tổn thương khi lan đến lớp cơ được gọi là loét.

Hình minh họa loét dạ dày - tá tràng

Hình minh họa loét dạ dày - tá tràng

Sự tổn thương của niêm mạc dạ dày trong bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng

Bình thường, dạ dày – tá tràng khỏe mạnh có lớp niêm mạc hồng nhạt và nguyên vẹn, giúp dạ dày làm tốt nhiệm vụ chứa đựng và tiêu hóa thức ăn của mình. Khi niêm mạc dạ dày xuất hiện những tổn thương ở các mức độ khác nhau như: viêm phù nề/xung huyết (bề mặt niêm mạc bị viêm, có thể sưng hoặc đỏ tấy lên), viêm trợt (trên niêm mạc dạ dày xuất hiện các vết trợt, vết xước) hoặc nặng hơn là loét (tổn thương lan xuống lớp cơ) tức là bệnh nhân có tình trạng bệnh lý được gọi là viêm loét dạ dày – tá tràng.

Những tổn thương này sẽ gây nên các triệu chứng đau thượng vị nóng rát đầy bụng khó tiêu ở người bệnh. Các vết viêm loét khi chịu tác động của acid dịch vị, đặc biệt là khi dạ dày tăng độ acid như khi đói hoặc sau khi ăn no, hoặc khi thời tiết lạnh... sẽ gây ra các cơn đau và nóng rát. Nếu các vết viêm loét này không được làm lành kịp thời, acid có thể tiếp tục ăn sâu xuống, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày thủng dạ dày Mặt khác, dạ dày bị viêm loét khiến chức năng tiêu hóa bị rối loạn làm cho thức ăn chậm tiêu hóa, người bệnh cảm thấy đầy bụng chướng bụng bụng sình khó tiêu

Niêm mạc dạ dày không được làm lành sẽ tiến triển nặng thêm, có thể gây thủng dạ dày

Niêm mạc dạ dày không được làm lành sẽ tiến triển nặng thêm, có thể gây thủng dạ dày

Tuy nhiên, hết đau không có nghĩa là niêm mạc dạ dày đã nguyên vẹn trở lại. Ở nhiều bệnh nhân, sau một thời gian sử dụng thuốc các vết viêm loét được cải thiện khiến cơn đau biến mất. Nhưng khi gặp các tác nhân như khi trời trở lạnh, hoặc ăn đồ chua, cay, nóng chất kích thích làm tăng tiết acid. Acid lại tấn công vào các vết, các ổ viêm loét chưa lành hẳn khiến người bệnh tái phát các cơn đau, đau âm ỉ, đau tức, nóng rát...

Lời khuyên từ chuyên gia giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày

- Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ (nếu có):

 + Dùng thuốc đúng liều, đúng thời điểm và đủ thời gian, không tự ý ngừng thuốc khi cảm thấy giảm các triệu chứng.

 + Trong quá trình điều trị, nếu gặp các tác dụng phụ như: mệt mỏi đau đầu tiêu chảy cần liên hệ lại với bác sĩ điều trị để được xử trí thích hợp.

- Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học:

 + Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu, tăng cường luộc và hấp, hạn chế xào, rán

 + Ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ giấc, không bỏ bữa, không để quá đói, không ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày.

 + Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, quá chua, hạn chế gia vị cay, nóng, hạn chế các loại đồ muối như dưa muối cà muối...

 + Không uống rượu bia cà phê, nước có gas, không hút thuốc lá

 + Giải tỏa tâm lý và loại bỏ căng thẳng stress tránh suy nghĩ và stress trong bữa ăn.

 + Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe như đi bộ, chạy bộ...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật