Mắc bệnh viêm họng, đau đầu vì tiêm phòng dịch cúm

Cúm là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm gây ra, bệnh dễ gây thành dịch lớn.

Hầu hết trường hợp cúm gây tử vong xảy ra ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh mạn tính như đái tháo đường bệnh tim phổi hoặc những bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch Các vi-rút cúm nhiều khi có những đột biến khác nhau qua mỗi mùa. Bạn nên tiêm phòng cúm theo từng thời điểm và mỗi năm để có thể tránh được những đột biến của bệnh.

Hãy tiêm phòng cúm ngay khi có thể

Thời điểm tiêm ngừa cúm thích hợp nhất là trước khi vào mùa có dịch cúm xảy ra (mùa cúm thường bắt đầu từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau). Do đó nên tiêm vào tháng 10, 11 khi vắc-xin mới ngừa cúm hằng năm được các nhà sản xuất đưa ra thị trường. Nhưng nếu ai chưa tiêm vắc-xin ngừa chủng cúm mùa cũ thì vẫn nên chích ngừa, cũng không là quá muộn nếu tiêm ngừa trong khi mùa cúm đang xảy ra. 

Vắc-xin cúm được chỉ định tiêm phòng cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi, đặc biệt là người già và những người mắc các bệnh mạn tính tiềm tàng như tiểu đường tim mạch thiếu máu hen suyễn suy giảm hệ miễn dịch hay những người thường xuyên tiếp xúc với nhóm có nguy cơ cao chẳng hạn như nhân viên y tế.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, cúm xảy ra quanh năm. Vì vậy có thể tiêm phòng cúm định kỳ vào mọi thời điểm trong năm với các vắc-xin hiện hành.

Những đối tượng không nên tiêm phòng cúm

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, bạn không nên tiêm phòng cúm nếu:

- Đã từng có tiền sử dị ứng với tiêm phòng cúm trước đó.

- Dị ứng nghiêm trọng với trứng.

- Bị sốt vừa hoặc cao (bạn nên chờ cho đến khi tình trạng tốt hơn mới nên đi tiêm phòng cúm).

Từng bị hội chứng Guillian-Barre (hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh)  trong 6 tuần sau khi tiêm cúm. 

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm

- Có thể bị sưng tấy tại vị trí tiêm sau khi tiêm.

- Một số người có triệu chứng giống cảm lạnh như: hắt hơi đau đầu, sổ mũi viêm họng ho và đau nhức mình mẩy từ 1-2 ngày sau khi tiêm phòng. Một số trường hợp còn có thể sốt nhẹ.

Điều quan trọng là hướng tới những lợi ích từ vắc-xin phòng cúm mà bạn nhận được, từ đó sẽ thấy những tác dụng phụ này là có thể chấp nhận được.

Tiêm phòng cúm cho phụ nữ mang thai

Một số phụ nữ lựa chọn biện pháp an toàn là tiêm phòng cúm trước khi mang thai 3 tháng. Tuy nhiên trong thời gian tiêm phòng lại không biết mình đang mang thai hoặc tiêm xong nhưng chưa đủ 3 tháng đã mang thai Nếu nằm trong trường hợp này bạn cũng không nên quá lo lắng.

Vì về nguyên tắc tiêm phòng cúm khá an toàn cho bất kỳ người nào muốn tiêm kể cả với bà bầu đang ở trong giai đoạn thai kỳ khác nhau. Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên tiêm đủ liều vắc-xin cúm vì vi-rút cúm trong vắc-xin dù đã được giảm độc lực nhưng vẫn có thể gây hại cho thai nhi  

Tiêm phòng cho trẻ em dưới 3 tuổi

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, cần tiêm phòng 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Với đối tượng từ 3 tuổi trở lên mỗi năm tiêm vắc-xin cúm 1 lần. Vì sau mỗi năm, các kháng thể bệnh biến đổi khác nhau. Vì vậy, việc tiêm nhắc lại vắc-xin hàng năm là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Tiêm phòng cúm cho người cao tuổi

Người càng cao tuổi lại càng nhạy cảm với những bệnh có thể ngăn ngừa được bằng tiêm chủng như bệnh cúm zona. Cúm có thể tàn phá sức khỏe của người già, vì thế tiêm chủng là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bất cứ ai trên 60 tuổi đều nên tiêm phòng cúm hàng năm.

Chú ý: Không phải trường hợp nào cũng nên tiêm phòng cúm, các chuyên gia khuyên rằng, trẻ em dưới 6 tháng tuổi hay phụ nữ đang cho con bú không nên tiêm phòng cúm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật