Phù do thuốc hạ huyết áp cần phải xử lý như thế nào?
Trường hợp điển hình
Ông Đặng Văn Thu, 76 tuổi (Thái Bình) là một nạn nhân gặp phải tác dụng không mong muốn do amlodipin. Vốn là người bị tăng huyết áp vô căn, nên ông phải dùng thuốc amlodipin điều trị huyết áp liên tục.
Cách đây nửa năm, căn bệnh tăng huyết áp của ông nặng thêm và con số huyết áp cao dần. Ông đã tự động “bổ sung” thêm thuốc (tăng liều) trong quá trình điều trị. Mọi việc diễn ra suôn sẻ khi ông đạt được mục tiêu kiểm soát huyết áp
Tuy nhiên, sau khi tự ý tăng liều thuốc, ông bắt đầu thấy có hiện tượng lạ: cảm thấy thân mình trở nên nặng nề hơn, mí mắt căng mọng và khó mở. Ông cứ nghĩ đây là dấu hiệu của tuổi già nên cũng không thấy lo lắng nhiều. Sang tuần thứ hai thì ông thấy có sự thay đổi thực sự. Chân tay ông sưng lên, to ra. Người thì tròn lẳn ra nhưng rất khó chịu... ông mới nghĩ tới hiện tượng bị phù nên đã đi khám bệnh. Bác sĩ khám và cho biết, ông bị phù toàn thân do dùng quá liều thuốc amlodipin. Sau 2 tuần điều trị, bệnh phù toàn thân của ông lui dần.
Quá liều là gây phù
Bình thường, amlodipin là thuốc hạ huyết áp dòng chẹn canxi rất tốt. Nó có tác dụng ức chế kênh canxi ở hệ cơ thành mạch. Cho nên thuốc có tác dụng chống co mạch ngoại biên, gây hạ huyết áp rất tốt (vì thuốc không làm giảm hiệu suất cơ tim mà chỉ làm giãn mạch) huyết áp được hạ xuống ngưỡng an toàn trong khi lại không gây thiếu máu dùng thuốc được xem là lợi đôi đường vì vừa đạt được mục tiêu điều trị lại vừa đảm bảo lưu chuyển máu bình thường. Tác dụng này xem ra là ưu việt hơn một số thuốc khác như thuốc lợi tiểu hay thuốc chẹn beta
Tuy nhiên, số liệu thu thập từ những tác dụng phụ ghi nhận được thì một trong các tác dụng đáng chú ý nhất là phù toàn thân. Đây là một trong các tác dụng phụ hay gặp nhất trên người bệnh. Tỷ lệ gặp ở thuốc này khoảng từ 8-10%.
Phù do amlodipin là phù kiểu trữ nước toàn thân. Phù có đặc điểm là phù trắng, mềm và có thể ấn lõm, nặng nhất ở chân, tay rồi mới đến thân mình và mặt. Ít khi bị phù đơn độc một vị trí. Phù do amlodipin phụ thuộc vào liều. Uống liều càng cao, càng kéo dài thì càng bị phù nặng và điển hình. Nhưng khi ngừng dùng thuốc thì phù sẽ giảm dần và có thể phục hồi hoàn toàn. Đáng nói là dù có phù nhưng hiệu quả hạ huyết áp vẫn đạt được.
Ngoài tác phụ là gây phù thuốc còn có một số tác dụng phụ khác như dị ứng đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim
Dùng thế nào cho an toàn?
Trước những biến cố riêng của thuốc như trên, lời khuyên là hãy thận trọng với thuốc amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Với người cao tuổi, việc dùng bất cứ thuốc gì cũng phải cân nhắc và theo dõi thật kỹ. Khi dùng amlodipin càng phải chú ý hơn vì dễ gây lắng đọng thuốc trong cơ thể và gây phù. Tuyệt đối không dùng quá liều chỉ định vì chỉ cần dùng thêm là có thể phù xuất hiện ngay.
Lưu ý dùng với người bị bệnh thận hay người có tiền sử suy thận Vì bản thân những người này đã dễ bị tích nước và phù sẵn có. Nếu dùng amlodipin ở những người này thì phù càng dễ xuất hiện và nặng nề thêm.
Vì thuốc có biến chứng gây phù nên tuyệt đối không sử dụng với người bị suy tim đặc biệt là suy tim phải. Nhìn chung những người bị bệnh van tim bệnh suy tim phải hay suy tim toàn bộ khuyến khích không nên sử dụng vì có thể càng làm cho người bệnh khó thở hơn. Trước khi dùng phải khảo sát thật kỹ bệnh lý tim mạch của người bệnh kẻo nếu không càng làm cho bệnh tim mạch thêm phần phức tạp.
Không nên dùng thuốc với người bị bệnh nhồi máu cơ tim thiếu máu cơ tim hay bị bệnh mạch vành Vì dùng thuốc có thể làm tăng tần số lần đau thắt ngực.
Người bệnh cần phải uống thuốc đều. Nếu quên uống thuốc thì hãy dùng thuốc ngay khi có thể. Nhưng lưu ý là nếu hai thời điểm dùng thuốc gần nhau dưới 3 giờ thì nên bỏ qua và đợi đến lần uống thuốc kế tiếp để uống. Nếu không người bệnh sẽ rơi vào trạng thái là dùng liều tăng gấp đôi và biến cố có thể xảy ra.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:07 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:05 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:01 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:00 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:00 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:08 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:07 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:08 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023