Suy tim ở trẻ em - Bệnh lý suy tim mà các bậc cha mẹ nên lưu ý

Suy tim ở trẻ em có đặc điểm khác so với bệnh suy tim ở người lớn. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của trẻ bệnh lý này cần được điều trị nhanh chóng và chính xác. Dưới đây là một số những thông tin về bệnh mà các bậc phụ huynh nên lưu ý.

Nguyên nhân suy tim ở trẻ em

Nguyên nhân bệnh suy tim ở trẻ nhỏ phổ biến đó là dị tật bẩm sinh. Ngoài ra suy tim cũng có thể gặp ở những đứa trẻ bị: tim to mắc bệnh van tim rối loạn nhịp tim bệnh phổi mạn tính thiếu máu nhiễm virus tăng huyết áp mất máu quá nhiều tác dụng phụ của thuốc đặc biệt là thuốc hóa trị...

Suy tim ở trẻ em có thể hình thành do bệnh tim bẩm sinh

Suy tim ở trẻ em có thể hình thành do bệnh tim bẩm sinh

Triệu chứng suy tim ở trẻ em

Ở mỗi trẻ em có những triệu chứng khác nhau của bệnh suy tim Tuy nhiên, bệnh lý này có những triệu chứng phổ biến để các bậc cha mẹ có thể nhận biết được tình hình sức khỏe của con mình, cụ thể:

+ Sưng chân Mắt cá chân, mí mắt, mặt và đôi khi cả ở bụng, thở nhanh bất thường, khó thở hoặc hơi thở ngắn mệt mỏi buồn nôn

buồn ngủ khi đến bữa ăn hoặc ăn kém do mệt mỏi ăn không ngon tăng cân bất thường trong thời gian ngắn.

ho và tắc nghẽn trong phổi, đổ nhiều mồ hôi khi ăn, chơi hoặc tập thể dục khó thở khi thực hiện các hoạt động thường ngày, đặc biệt là đi bộ và leo cầu thang, thay đổi nhiệt độ và màu sắc da (thường là da lạnh, ẩm hoặc ra nhiều mồ hôi nóng bừng...).

Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng còn phụ thuộc vào giai đoạn suy tim mà trẻ đang mắc. Các triệu chứng này cũng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý tình trạng sức khỏe của con.

Triệu chứng của bệnh có thể khó thở hoặc hơi thở ngắn

Triệu chứng của bệnh có thể khó thở hoặc hơi thở ngắn

Ảnh hưởng của suy tim ở trẻ em

+ Bệnh suy tim ở trẻ em không khác nhiều so với người lớn, có thể ảnh hưởng tới vùng tim phải, vùng tim trái hoặc toàn bộ trái tim

+ Khi vùng tim bên phải hoạt động kém hiệu quả, máu không được bơm hết qua các động mạch phổi lên phổi mà tắc nghẽn lại ở tim, đẩy ngược lại các tĩnh mạch và gây giữ nước, phù ở nhiều vị trí trên cơ thể như bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, mí mắt và bụng.

+ Khi tâm thất và tâm nhĩ trái hoạt động không hiệu quả, máu không được bơm đi nuôi cơ thể. Cùng lúc đó, máu sẽ bị đẩy ngược trở lại tĩnh mạch phổi và gây áp lực cho phổi. Trẻ có thể gặp các triệu chứng khó thở và thở gấp. Ngoài ra, vì cơ thể không được cung cấp đủ máu, trẻ sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi và chậm lớn.

Ảnh hưởng của bệnh có thể khiến trẻ chậm lớn

Ảnh hưởng của bệnh có thể khiến trẻ chậm lớn

Về việc điều trị bệnh suy timtrẻ em thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng trẻ để có cách điều trị phù hợp. Có thể tiến hành phẫu thuật, sử dụng thuốc và máy tạo nhịp tim phù hợp để điều trị suy tim trong giai đoạn đầu. Trong quá trình điề trị gia đình cũng nên lưu ý về chế độ ăn uống của trẻ, sinh hoạt để hỗ trợ điều trị tốt nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật