Thể bệnh sốt xuất huyết được điều trị và giám sát tại nhà

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sốt xuất huyết (SXH) Dengue được chia làm 3 thể bệnh khác nhau tùy theo mức độ gồm SXH Dengue, SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo và SXH Dengue nặng. Hiện nay bệnh đã xuất hiện và gia tăng ở một số địa phương, vì vậy cần lưu ý phát hiện sớm để có thể điều trị ngoại trú ở nhà dưới sự giám sát của cán bộ y tế cơ sở, không cần đến cơ sở y tế vì rất dễ có nguy cơ bị nhiễm chéo các bệnh khác.

Những biểu hiện của bệnh…

Có thể nói SXH Dengue là thể bệnh ở mức độ nhẹ với triệu chứng lâm sàng được ghi nhận như sốt cao đột ngột, sốt liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu: Có biểu hiện xuất huyết với nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết dưới da chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam Nhức đầu chán ăn buồn nôn Da bị sung huyết phát ban Đau cơ đau khớp nhức hai hố mắt.

Trên thực tế, cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh thường gặp để tránh nhầm lẫn như: bệnh sốt phát ban do virut, sốt mò sốt rét nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn, não mô cầu, nhiễm vi khuẩn gram âm, sốc nhiễm khuẩn các bệnh về máu, bệnh lý ổ bụng cấp...

Các nhà khoa học và bác sĩ khuyến cáo phần lớn những trường hợp thể bệnh SXH Dengue đều có thể được điều trị ngoại trú ở nhà và có sự theo dõi của y tế cơ sở. Do bệnh SXH hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ bệnh nhân để phát hiện sốc xảy ra nhằm xử trí kịp thời, tránh dẫn đến tình trạng nguy kịch. Nếu người bệnh bị sốt cao từ 39oC trở lên phải điều trị bằng thuốc hạ nhiệt độ cơ thể, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm thuốc hạ nhiệt độ cơ thể chỉ được dùng loại paracetamol đơn chất, liều dùng mỗi lần từ 10-15mg/kg cân nặng, cách nhau mỗi 4-6 giờ. Lưu ý tổng liều thuốc paracetamol sử dụng không được vượt quá 60mg/kg cân nặng trong vòng 24 giờ; không được dùng thuốc aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì thuốc có thể gây xuất huyết, toan máu càng làm trầm trọng thêm tình hình. Đồng thời phải bù dịch sớm bằng đường uống bằng cách khuyến khích người bệnh uống nhiều dung dịch oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây như nước dừa nước cam nước chanh... hoặc nước cháo loãng pha với muối.

Lưu ý khi điều trị bệnh tại nhà

Trong quá trình điều trị ngoại trú bệnh SXH Dengue tại nhà với mức độ nhẹ có sự theo dõi của y tế cơ sở, ngoài các triệu chứng lâm sàng đã được nêu ở trên, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như: người bệnh vật vã, lừ đừ, li bì đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc tiểu ít... phải nhanh chóng đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để xử trí can thiệp điều trị kịp thời và phù hợp, đặc biệt là chỉ định truyền dịch kịp thời.

Lưu ý giai đoạn nguy hiểm của bệnh SXH Dengue thường xảy ra vào ngày thứ 3-7 theo diễn biến lâm sàng của bệnh. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, có các biểu hiện như: thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch thường kéo dài từ 24-48 giờ; tràn dịch ở màng phổi, mô kẽ, màng bụng phù nề mi mắt gan to và có thể đau; nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ huyết áp kẹt, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp tiểu ít Xuất huyết dưới da với các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc có mảng bầm tím; xuất huyết niêm mạc với biểu hiện chảy máu mũi máu lợi đi tiểu ra máu kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn; xuất huyết nội tạng ở hệ tiêu hóa phổi, não là biểu hiện tình trạng nặng. Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng nặng như viêm gan nặng viêm não viêm cơ tim Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.

Lời khuyên của thầy thuốc



Bệnh SXH Dengue độ nhẹ có thể điều trị ngoại trú tại nhà với sự theo dõi của y tế cơ sở. Tất cả các trường hợp này không cần đến cơ sở y tế như trạm y tế phòng khám đa khoa hay bệnh viện vì sẽ gây nên áp lực quá tải, đặc biệt là khi có dịch bệnh phát triển với nhiều người mắc; ngoài ra sẽ có nguy cơ dễ bị nhiễm chéo các loại bệnh khác. Trong quá trình theo dõi điều trị ngoại trú tại nhà, nếu phát hiện người bệnh có các dấu hiệu cảnh báo mới đưa đến cơ sở y tế thuận tiện nhất để kịp thời xử trí. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật