Tìm hiểu những dấu hiệu lâm dàng của bệnh sốt Dengue - sốt xuất huyết
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dịch thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 11 (vào mùa mưa). Đặc điểm của SXH Dengue là sốt xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn tới sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu thứ phát sau sốc kéo dài, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí đúng, kịp thời sẽ dẫn đến tử vong
Dấu hiệu lâm sàng của sốt Dengue/SXH Dengue
Sốt Dengue
Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi nhức đầu đau sau hốc mắt đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng buồn nôn nôn, đau vùng thượng vị và tiêu chảy
Ở trẻ em đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc. Như vậy biểu hiện xuất huyết không chỉ SXH Dengue mới có.
Thử máu có bạch cầu giảm.
SXH Dengue
Giai đoạn sớm của bệnh không thể phân biệt được với sốt Dengue. Tuy nhiên thường sau từ 2 - 5 ngày, tức là vào giai đoạn hạ sốt, một số trường hợp nhiễm trùng tiên phát và đa số các nhiễm trùng thứ phát sau khi đã nhiễm một loại huyết thanh khác có biểu hiện hạ tiểu cầu (dưới 100.000/mm3) và cô đặc máu. Thường thì giảm tiểu cầu xảy ra trước cô đặc máu. Biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra hoặc không. Các biểu hiện xuất huyết thường gặp trong SXH Dengue gồm: xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích chảy máu chân răng chảy máu mũi và xuất huyết tiêu hóa Lách thường không không lớn. Nếu gan lớn và đau thì đây là những dấu hiệu xấu. Các biểu hiện khác có thể gồm tràn dịch màng phổi giảm protein máu, bệnh lý não với dịch não tủy bình thường.
Sốc (trụy mạch): thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, biểu hiện bởi vẻ bứt rứt, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhẹ và huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu dưới 20mmHg) hoặc huyết áp tụt; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp.
Khi bệnh nhân có đồng thời 2 dấu hiệu giảm tiểu cầu và cô đặc máu thì được chẩn đoán là SXH Dengue và được phân loại theo WHO:
Độ I: giảm tiểu cầu kèm cô đặc máu nhưng không có chảy máu tự phát.
Độ II: giảm tiểu cầu và cô đặc máu kèm theo chảy máu tự phát.
Độ III: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương dưới 20mmHg), tay chân lạnh tinh thần lú lẫn
Độ IV: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0mmHg.
Nếu được điều trị thoát sốc thì bệnh nhân lành bệnh nhanh chóng và rất hiếm có di chứng.
Véc-tơ truyền bệnh - Muỗi Aedes
Người nhiễm virut Dengue do muỗi cái thuộc giống Aedes đốt. Muỗi Aedes aegypti là véc-tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virut Dengue, virut này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 - 11 ngày.
Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virut vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 - 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virut được truyền cho muỗi. Người là ổ chứa virut chính, ngoài ra người ta mới phát hiện ở Malaysia có loài khỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới cũng mang virut Dengue.
Trong quá khứ, muỗi Aedes aegypti phải nhờ vào các vũng nước mưa để đẻ trứng Tuy nhiên ngày nay quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ồ ạt đang cung cấp cho muỗi những hồ nước nhân tạo để muỗi đẻ trứng dễ dàng hơn nhiều.
Aedes albopictus trước đây là véc-tơ truyền bệnh chính của Dengue và hiện nay vẫn còn là véc-tơ quan trọng ở châu Á. Loài muỗi này gần đây đã lan tràn đến khu vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ và tại đây muỗi này là véc-tơ truyền bệnh quan trọng thứ hai. Trong khi muỗi Ae. aegypti formosus chủ yếu sống ở khu vực đô thị thì muỗi Aedes albopictus lại cư trú chủ yếu ở vùng nông thôn. Muỗi Aedes aegypti không truyền virut cho trứng trong khi muỗi Aedes albopictus thì có khả năng này.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:08 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:00 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:08 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:01 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:06 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:00 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:01 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023