Viêm khớp phản ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Viêm khớp phản ứng là bệnh gì?

Viêm khớp phản ứng (còn gọi là hội chứng Reiter) là tình trạng viêm khớp (đau và sưng) thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan khác của cơ thể phổ biến nhất là ở hệ tiết niệu sinh dục hệ tiêu hóa ruột hoặc bộ phận sinh dục Bệnh gây tổn thương ở một số cơ quan như kết mạc niệu đạo đại tràng cầu thận

Viêm khớp phản ứng thường ảnh hưởng đến đầu gối và các khớp Mắt cá chân và bàn chân Tình trạng viêm cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, da và niệu đạo

Viêm khớp phản ứng hay hội chứng Reiter

Viêm khớp phản ứng hay hội chứng Reiter

Triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp phản ứng thường bắt đầu từ 1-3 tuần sau khi cơ thể bạn bị nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể là:

 - Đau và cứng khớp: Đau khớp liên quan với viêm khớp phản ứng thường xảy ra nhất ở đầu gối, mắt cá chân và bàn chân. Bạn cũng có thể bị đau ở gót chân, lưng hoặc mông;

 - Viêm mắt: Nhiều người mắc bệnh viêm khớp phản ứng cũng có thể bị viêm mắt (viêm kết mạc), đỏ, ngứa và nóng mắt

 - Vấn đề tiết niệu: Người bệnh có thể tăng tần suất và có cảm giác khó chịu khi đi tiểu như: Nóng bức hoặc cảm giác châm chích khi tiểu tiện, tiểu mủ vô khuẩn ở bệnh nhân nam.

 - Ngón chân hoặc ngón tay bị sưng: Trong một số trường hợp, các ngón chân hoặc ngón tay của bạn có thể bị sưng phồng lên

 - Các triệu chứng khác bao gồm: Sốt nhẹ mệt mỏi đau cơ cứng khớp đau gót chân đau thắt lưng lở miệng và lưỡi những không đau nổi mụn nhọt ở đầu dương vậtphát ban ở lòng bàn chân.

Nguyên nhân gây ra viêm khớp phản ứng 

Hội chứng Reiter thường xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm trùng. Viêm khớp phản ứng do một số vi khuẩn phổ biến gây ra như:

Các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như chlamydia;

Bệnh ở dạ dày như ngộ độc thực phẩm hoặc viêm ruột

Khắc phục viêm khớp phản ứng bằng miếng dán nóng, tập thể dục...

Khắc phục viêm khớp phản ứng bằng miếng dán nóng, tập thể dục...

Điều trị viêm khớp phản ứng

Bạn có thể kiểm soát tình trạng viêm của mình bằng những thói quen sinh hoạt dưới đây:

 - Uống thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ

 - Tập các bài tập thể dục giãn cơ hằng ngày để giữ khớp khỏi bị co cứng

 - Sử dụng miếng dán nóng hoặc tắm nước nóng để giúp đỡ tình trạng co cứng và đau. Dán miếng dán lạnh có thể giảm sưng

 - Giữ tư thế ngồi, đứng và ngủ đúng cách

 - Thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su để giúp tránh lây lan bệnh nhiễm trừng quan đường tình dục

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật