Viêm mũi dị ứng ở trẻ, tác hại không thể coi thường

Thời tiết lạnh, môi trường ô nhiễm bởi bụi bẩn, sức đề kháng kém là nguyên nhân gây nên viêm mũi dị ứng ở trẻ vào mùa đông.

Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở trẻ với những biểu hiện như ngứa mũi hắt hơi chảy nước mũi trong, thường xuyên quấy khóc viêm mũi dị ứng nếu không điều trị dứt điểm và có các biện pháp phòng ngừa dễ gây đến các biến chứng về đường hô hấp cho trẻ như viêm tai viêm phổi viêm họng viêm phế quản…

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ được chia làm hai thể theo nguyên nhân phát sinh bệnh: dị ứng theo mùa và dị ứng quanh năm. Dị ứng theo mùa thường do trẻ nhạy cảm trước sự thay đổi của thời tiết.

Thường vào các thời điểm giao mùa như thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh dị ứng quanh năm xảy ra do cơ thể trẻ dị với các tác nhân của môi trường xung quanh như các vật thể lạ, bụi, phấn hoa, lông chó mèo nấm mốc tác…

Hiện tượng dị ứng xảy ra ngay khi trẻ tiếp xúc, gây ra phản ứng trên lớp niêm mạc của hệ hô hấp như mũi, họng, xoang và gây phản ứng. Thông thường viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy cùng một tác nhân gây ra thì có trẻ bị dị ứng và có trẻ thì không.

Biển hiện

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ như ngứa mũi, chảy nước mũi hắt hơi liên tục khô họng ngạt mũi nhiều lúc phải thở bằng miệng, chảy nước mũi trong. Các biểu hiện này xuất hiện tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu đã trở thành mãn tính thì viêm mũi có thể xảy ra thường xuyên kèm theo biểu hiện ù tai nhức đầu

Xử lý khi bị viêm mũi dị ứng

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng rửa mũi bằng nước muối sinh lý tắm gội cho trẻ sạch sẽ để loại hết tác tác nhân gây dị ứng (trên tóc da).

Tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ nhanh chóng loại bỏ những tác nhân gây hại này. Như hoa, lông chó mèo, khói thuốc lá ẩm mốc của đồ đạc để lâu ngày…

Nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng do thời tiết, cần đem trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị, không nên mua thuốc tự điều trị tại nhà.

Cách phòng bệnh cho trẻ

- Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ hằng ngày 2- 3 lần, nhất là sau khi hoạt động ngoài trời. Giúp loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn, góp phần ngăn ngừa các bệnh hô hấp ở trẻ

-  Chạy máy giữ độ ẩm trong không khí đạt chuẩn và thoáng mát để tạo môi trường trong lành cho trẻ.

- Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc hạn chế tiếp xúc với khói bụi

- tắm cho trẻ đúng cách và dùng nước ấm tắm cho trẻ.

- Khi trời tiết thay đổi cần giữ ấm khi trời lạnh. Cho trẻ mặc ấm, tránh những nơi gió lùa.

- Không để chân trẻ bị ướt, hoặc lạnh khi ngủ.

- Không để trẻ ngoáy mũi hay mút tay.

- Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi.



- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ luôn sạch sẽ thoáng mát, không được để nấm mốc phát triển. Định kỳ vệ sinh chăn ga, gối đệm hàng tuần.

- Đối với chế độ ăn uống nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung vitamin C để giúp bé tăng cường sức đề kháng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên điều tốt nhất là cha mẹ hãy giúp trẻ tránh xa các tác nhân gây bệnh, chăm sóc sức khỏe của trẻ và điều trị dứt điểm các triệu chứng bệnh của trẻ. Tránh chủ quan, kéo dài tình trạng bệnh gây biến chứng ở trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật