Hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ bao gồm những gì?

Sốc phản vệ được chia làm bốn giai đoạn: dấu hiệu da niêm mạc dấu hiệu tim mạch vừa phải sốc co thắt phế quản ngưng tim ngưng thở yêu cầu cấp cứu sốc phản vệ là phải đối kháng chống lại hiệu quả và kịp thời các triệu chứng có hại do histamin gây ra sốc phản vệ xảy ra rất nhanh được tính bằng phút bằng giây Vì vậy phải có sẵn hộp thuốc cấp cứu Vậy hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ gồm những gì?

Hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ bao gồm

1. Adrenaline 1mg – 1ml 2 ống

2. Nước cất 10 ml 2 ống

3. Bơm tiêm vô khuẩn (dùng một lần): 10ml 2 cái, 1ml 2 cái

4 hydrocortisone hemusuccinate 100mg hoặc Methyprednisolon (Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg 2 ống).

5. Phương tiện khử trùng (bông, băng, gạc, cồn)

6. Dây garo

7 phác đồ cấp cứu sốc phản vệ

Hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ

Hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ

Có năm cách tiếp cận là đường thông khí A (A = airway), sự hô hấp (B = breathing), lưu thông máu (C = circulation), tình trạng mất ý thức (D = disability level of consciousness), biểu hiện ngoài da (E = exposure of skin).

Epinephrin được chỉ định dùng bắt buộc đầu tiên khi cấp cứu ở hầu hết các nước, còn các thuốc khác như kháng histamin corticoid (prednisolon, methylprednisolon) thì cũng có nước không đưa vào danh mục thuốc bắt buộc.

Một số loại thuốc dùng trong sốc phản vệ

Epinephrin

Epinephrin được coi như một chỉ định bắt buộc vì nó có hiệu năng giao cảm đối kháng với từng triệu chứng do histamin gây ra:

- Tác dụng lên alpha-1 làm giảm phù thanh quản co mạch (làm tăng huyết áp chống trụy mạch).

- Tác dụng lên beta-1 làm co sợi cơ dương, tác dụng lên beta-2 làm giãn phế quản (chống lại sự co thắt phế quản), giảm phóng thích histamin và các hóa chất trung gian khác.

- Ức chế dưỡng bào và tế bào ưa base (chống lại sự sinh bạch cầu ưa base).

Các corticoid

Glucocorticoid hay các corticoid tổng hợp predisolon, methylpredniosolon có nước không đưa vào, có nước đưa vào danh mục nhưng không coi là chỉ định bắt buộc.

Các corticoid có thời gian tác dụng chậm, từ 2 – 4 giờ, với cơ chế điều biến các phản ứng đến chậm và tránh hiện tượng bật trở lại nên không thể dùng chúng để cấp cứu kịp thời do sốc phản vệ.

Corticoid được đưa vào danh mục thuốc cấp cứu sốc phản vệ là để chống lại các phản ứng dị ứng đến muộn.

Kháng histamin

Kháng histamin không ngăn cản sự tạo thành histamin từ nguồn, nên không phải thuốc dự phòng mà chỉ chống lại, hủy bỏ các triệu chứng bất lợi do histamin gây ra (tức là thuốc giải quyết hậu quả)

Dịch truyền

Khi có trụy mạch, dùng dung dịch natrichlorua 0,9%. Nếu sau dùng epinephrin và truyền dịch đủ liều mà vẫn không nâng được huyết áp thì dùng huyết tương albumin hay truyền máu (nếu mất máu), chọn lựa tùy theo trường hợp cụ thể.

Do sốc phản vệ xảy ra rất nhanh nên phải có sẵn hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ được kiểm tra thường xuyên, tránh để thuốc hư hỏng đặc biệt là Epinephrin là loại có chỉ định bắt buộc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật