Hướng dẫn 15 thói quen tốt cho sức khỏe bạn nên tham khảo

Ăn ít muối và đường, vệ sinh răng miệng hàng ngày, không bỏ bữa sáng, ăn bữa tối sớm hơn, uống sữa ít béo... là những thói quen tốt mà các bác sĩ khuyên nên mọi người tập duy trì để giữ cơ thể khỏe mạnh.

Các bác sĩ chia sẻ trên trang Yourhealth rằng, việc khó khăn nhất của một thầy thuốc không phải là kê đơn hay chữa trị bệnh mà là khuyên bệnh nhân thay đổi thói quen sống của mình để giảm bớt bệnh tật. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy chính thói quen ăn uống sinh hoạt ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe con người.

Ví dụ thuốc ngủ sẽ không giúp ích được nhiều cho bệnh nhân bị chứng mất ngủ nếu anh ta từ chối thay đổi thói quen uống một ly cà phê vào mỗi tối. Tương tự, không có loại thuốc giảm cân nào có hiệu quả nếu bệnh nhân tiếp tục chè chén say sưa, ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và không chịu tập thể dục

Vì thế các bác sĩ cho rằng, trước tiên để phòng bệnh, mọi người nên biết đâu là những thói quen tốt để bắt đầu rèn luyện từ khi tuổi còn trẻ, và sự tập luyện không bao giờ là quá trễ.

Nếu cảm thấy khó khăn, hãy lập một chiến lược mỗi tháng thay đổi một thói quen. Như thế sẽ giúp cơ thể bạn có đủ thời gian để thích ứng bởi nếu thay đổi cùng lúc quá nhiều thói quen bạn sẽ rất dễ bị stress và có khi phản tác dụng. Nguyên tắc quan trọng nhất là kiên trì thay đổi dần dần rồi bạn sẽ thành công.

Sau đây là một số thói quen tốt mà các bác sĩ khuyên mọi người nên tập duy trì ngay hôm nay để có sức khỏe tốt về sau:

Ăn đúng và đủ 

Hãy chọn mua các loại rau củ, quả chứa nhiều vi chất dinh dưỡng như gạo lứt hoặc các loại mì sợi phở hủ tiếu. Việc lựa chọn thức ăn đôi khi cũng đòi hỏi bạn phải thay đổi khẩu vị để ưu tiên ăn những món tốt cho sức khỏe.

Uống sữa ít béo  

Các loại sữa chứa ít chất béo hoặc sữa không đường sẽ cung cấp lượng calcium cần thiết để ngăn ngừa chứng loãng xương Hãy lưu ý nên uống sữa ít béo thì tốt hơn sữa có đường bởi đường không tốt cho sức khỏe.

Giảm hàm lượng calo trong thức ăn

Nghiên cứu khoa học cho thấy khi con người cao tuổi, tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể giảm đi nhiều. Điều đó giải thích vì sao người lớn tuổi dễ dàng tăng cân nhưng lại rất khó để giảm. Vì thế ngay từ bây giờ nếu muốn cơ thể có được sự cân bằng, tốt nhất bạn hãy cắt giảm lượng calo trong thức ăn của mình bằng cách lựa chọn những loại bánh và rau quả có hàm lượng calo thấp.

Chế độ ăn ít muối và đường

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, việc hấp thụ quá nhiều muối hoặc đường sẽ gây hại cho cơ thể. Vì vậy các bác sĩ khuyên mọi người nên có chế độ ăn ít đường và muối. Ví dụ bạn nếu có thói quen uống cà phê đen thì hãy cho ít đường hơn, và khi nấu ăn hãy cho ít muối... Việc duy trì thói quen như thế sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt.

Tự nấu ăn

Hãy học hỏi một số kỹ năng nấu ăn để tự chế biến thức ăn ở nhà hàng ngày. Rèn luyện thói quen này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn kiểm soát được nguồn gốc thức ăn cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể.  

Mang cơm đi làm

Mỗi ngày bạn nên dành ra 10 phút cho cơm vào hộp và mang đến cơ quan để dành ăn buổi trưa, đồng thời đừng quên chuẩn bị thêm một phần cho con mang đến trường. Những thực phẩm cho bữa trưa không cần cầu kỳ, có thể là bánh sandwiches, thức ăn đóng hộp hay các loại mì sợi. Làm như thế bạn có thể bảo đảm an toàn thực phẩm cho cả gia đình đây cũng là cách hiệu quả để dạy cho con cái bạn biết giữ gìn sức khỏe.

Tăng cường chất xơ

Các bệnh táo bón rối loạn tiêu hóaung thư đại tràng chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân thiếu chất xơ trong thức ăn đưa vào cơ thể. Vì vậy hãy bổ sung thêm rau quả và trái cây trong mỗi khẩu phần ăn và dùng ngũ cốc mỗi ngày.

Tập thể dục hàng ngày

Các bác sĩ khuyên, hãy coi việc tập thể dục như một món quà cho chính bản thân bạn bằng cách dành thời gian luyện tập để “bảo dưỡng” thân thể.   Cơ thể bạn được ví như như một chiếc xe, nó sẽ hư hỏng nếu không được chăm sóc và vận hành đúng mức. Đồng thời hãy lưu ý đừng quên làm cho việc tập thể dục trở nên thú vị theo cách của bạn.

Ăn sáng mỗi ngày

Một bữa ăn sáng đầy đủ sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng đến buổi trưa. Ăn sáng đầy đủ còn giúp bạn hạn chế ăn vặt nhờ đó sẽ giảm được lượng calo hấp thụ vào cơ thể.

Ăn tối sớm hơn

Đây là một thói quen có lợi cho cơ thể. Một bữa ăn tối nhẹ và sớm (khoảng 3 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ) để cơ thể bạn có đủ thời gian để tiêu hóa hết thức ăn trước khi ngủ.

Giữ liên lạc với bạn bè và người thân

Điều này thuộc về giá trị tinh thần tâm lý. Việc giữ liên lạc với bạn bè và gia đình thường xuyên sẽ giúp bạn sẽ tránh được chiều hướng suy nghĩ tiêu cực bi quan hay buông xuôi khi gặp khó khăn. Vì thế các bác sĩ khuyên dù bận rộn thế nào bạn hãy liên lạc với người thân (bằng phương tiện gì cũng được) tối thiểu 2 lần trong một tuần.

Vệ sinh răng miệng hằng ngày  

Đây là một thói quen đơn giản nhưng không phải ai cũng ý thức được. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc đánh răng đúng cách 2 lần một ngày sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.   Bên cạnh đó một nghiên cứu cũng khuyên dùng chỉ nha khoa có thể làm giảm số lượng các vi khuẩn gây bệnh viêm nội mạc tim

Ngủ đủ giấc

Không cần biết bạn bận rộn thế nào, hãy dành thời gian ngủ ít nhất 6 tiếng đồng hồ một ngày. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy tình trạng mất ngủ kéo dài là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm năng suất làm việc mệt mỏitrầm cảm nghiêm trọng.

Không hút thuốc lá

Nếu bạn đang nghiện thuốc lá hãy tập bỏ nó, mặc dù đây là việc không hề dễ dàng. Tuy nhiên hãy nghĩ đến sức khỏe mà cắt giảm tối đa số lượng điếu thuốc hút trong một ngày, đồng thời hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn cách cai nghiện.

Giữ thói quen điều độ

Nói về tầm quan trọng của thói quen thứ 15 này, tác giả Oscar Wilde đã đúc kết trong một câu châm ngôn: “Mọi thứ đều cần điều độ, bao gồm cả sự điều độ”, tức là việc duy trì được sự điều độ trong ăn uống, sinh hoạt mang lại nhiều lợi ích hơn là kiêng khem nghiêm khắc rồi sau đó lại buông thả.   Trên hết mọi sự hãy nhớ rằng, thay đổi thói quen chỉ giúp ích cho sức khỏe của bạn nếu bạn duy trì nó hàng ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật