Mách nhỏ 9 thói quen hàng ngày gây hại cho sức khỏe của bạn

9 thói quen gây hại cho sức khỏe mà bạn hay gặp phải trong cuộc sống hằng ngày bạn nên tránh.  

1. Đi dép sục cao su

  Đi sục cao su khiến gót chân không chắc chắn

Đi sục cao su khiến gót chân không chắc chắn

Theo các bác sĩ, thói quen đi dép sục cao su có thể khiến gót chân không chắc chắn. Điều này khiến ngón chân phải chịu nhiều lực hơn, dẫn tới ngón bị biến dạng và các vấn đề về móng và chai chân

Lời khuyên: Bạn chỉ nên đi dép sục trong thời gian ngắn.

2. Thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt gây hại cho sức khỏe

Thuốc nhỏ mắt không tốt cho sức khỏe

Thuốc nhỏ mắt được xếp vào danh sách các yếu tố có thể gây hại cho sức khỏe Loại thuốc này chứa các hợp chất giúp mắt thư giãn và co mạch máu Chúng vô hại khi được nhỏ trực tiếp vào mắt. Nhưng nếu thuốc nhỏ mắt chảy vào miệng, nó có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh buồn nôn và chấn động.

Lời khuyên: Đừng bao giờ để thuốc nhỏ mắt trong tầm với của trẻ em để đề phòng trẻ có thể nuốt chúng.

3. Ngồi vắt chéo chân

Ngồi vắt chéo chân khiến mạch máu bị chèn ép

Ngồi vắt chéo chân khiến mạch máu bị chèn ép

Tư thế ngồi này có thể khiến mạch máu bị chèn ép ở đầu gối. Huyết áp cao có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch Nó cũng gây sức ép tại các khớp và có thể dẫn tới tụ máu ở chân khi các mạch máu bị chèn ép. Bác sĩ khuyên bạn không ngồi vắt chéo chân quá 10 hay 15 phút.

Lời khuyên: Bạn nên sử dụng ghế tựa lưng và để chân thoải mái với một góc 90 độ. Nếu bạn ngồi vắt chéo chân, nên đứng dậy và đi lại mỗi giờ một lần.

4. Ăn tại bàn làm việc

Bạn có thể nghĩ rằng bàn làm việc của mình sạch, nhưng nó có lượng vi khuẩn nhiều hơn bồn cầu gấp 400 lần. Bàn phím máy tính chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn bồn cầu 70%. Ngoài ra, việc ăn tại bàn làm việc cũng tăng thời gian ngồi một chỗ và thói quen này làm tăng nguy mắc bệnh tim mạch. 

Lời khuyên: Thường xuyên dọn dẹp bàn làm việc, cho dù bạn không ăn tại đó. Bạn nên ăn trong khu bếp hay căng tin và nếu phải ăn tại bàn làm việc, hãy đảm bảo dọn vệ sinh bàn trước tiên.

5. Kem chống nắng

Kem chống nắng có hại cho sức khỏe

Kem chống nắng có hại cho sức khỏe

Có hai loại chống nắng là vật lý (kẽm và TiO₂) và hóa chất Loại đầu tiên có tác dụng ngăn chặn ánh nắng mặt trời trong khi loại thứ hai có thể gây các phản ứng hóa học và gây hại cho sức khỏe như phá hủy tế bào và dẫn tới ung thư da.

Lời khuyên: Nếu bạn không muốn sử dụng hóa chất trên da, hãy lựa chọn biện pháp chống nắng vật lý. Bạn nên sử dụng các loại kem xoa thay vì kem xịt.

6. Bỏng ngô

Sử dụng túi đựng bỏng ngô ở nhiệt độ cao có thể gây ung thư

Sử dụng túi đựng bỏng ngô ở nhiệt độ cao có thể gây ung thư

Các túi đựng bỏng ngô chứa lớp hóa chất có thể chuyển hóa thành a xít PFOA ở nhiệt độ cao và axít này có thể gây ra bệnh ung thư Hóa chất khác tên diacetyl cũng được tìm thấy trong hương bơ và có thể gây ra bệnh về hô hấp

Lời khuyên: Nếu bạn thích bỏng ngô, hãy làm món ăn này tại nhà. Bạn chỉ cần nồi, chảo hay lò vi sóng.

7. Đóng gói đồ ăn nhanh

 Hộp, giấy bọc đồ ăn nhanh gây hại cho trẻ

Hộp, giấy bọc đồ ăn nhanh gây hại cho trẻ

Phần lớn các loại đồ ăn nhanh được bọc trong hộp hay túi có lớp chống mỡ. Chúng thường chứa hợp chất flo có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi hay trẻ em Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ, chất này cũng có thể làm suy giảm khả năng sinh sản tăng cholesterolbệnh ung thư

Lời khuyên: Nếu bạn không thể bỏ đồ ăn nhanh, hãy lựa chọn cửa hàng phục vụ các món ăn mà bạn yêu thích bằng đĩa.

8. Nước ép trái cây và hoa quả khô

Nước ép trái cây không tốt cho sức khỏe

Nước ép trái cây không tốt cho sức khỏe

Nước ép trái cây là đồ uống không tốt cho sức khỏe do nó có chứa đường. Cùng với trái cây sấy khô, nó cũng chứa chất SO2 được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm Những người mắc bệnh hen hay dị ứng với lưu huỳnh không nên sử dụng các sản phẩm này. Chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng từ khó thở cho tới dị ứng và thậm chí tử vong

Lời khuyên: Hãy lựa chọn các sản phẩm hữu cơ không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào. Trái cây sấy khô tự nhiên không để được lâu, nhưng giữ chúng trong tủ lạnh có thể kéo dài thêm thời gian sử dụng.

9. Bình đựng nước

Sử dụng bình nhựa gây hại tới cơ thể

Sử dụng bình nhựa gây hại tới cơ thể

Phần lớn chai đựng nước chúng ta sử dụng hằjng ngày là nhựa Polycarbonate (PC), chứa hóa chất công nghiệp độc hại bisphenol-A (BPA). Chất này có thể ảnh hưởng tới quá trình phục hồi tế bào của cơ thể, tăng trưởng và sinh sản. Nước càng nóng, thì nồng độ chất BPA giải phóng càng cao.

Lời khuyên: Sử dụng bình nước bằng thủy tinh hay sứ và gốm. Bạn cũng có thể sử dụng bình đựng nước bằng thép không gỉ hay nhựa nguyên sinh (PP).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật