Những sai lầm thường gặp ở phụ nữ làm tổn thương vùng kín

Vì phải mang nặng đẻ đau, nên phụ nữ có một đời sống tình dục nhạy cảm hơn so với đàn ông. Cũng vì thế, họ dễ bệnh và tổn thương "vùng kín" hơn nam giới. Và đây là những điều các chuyên gia phụ khoa khuyên bạn nên chú ý.

Vệ sinh quá đáng

Theo TS. Patricia Sulak, giáo sư về sản – phụ khoa Trường Đại học Y khoa A&M thuộc bang Texas, Hoa Kỳ, “vùng kín” của phụ nữ thường xuyên chứa nhiều vi khuẩn có ích. Những vi sinh vật này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh khiến cho khu vực này luôn tự làm sạch một cách tự nhiên. Sử dụng xà phòng, dung dịch tẩy rửa không phù hợp, phấn hay sản phẩm có mùi thơm có thể làm sưng đỏ đau rát lớp da nhạy cảm. Tốt hơn hết là bạn nên sử dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ, không mùi để làm vệ sinh “vùng cấm địa” này.

Không bao giờ thắc mắc về kết quả chụp X-quang vú

Theo Nancy Beth Lebowitz, bác sĩ (BS) phụ khoa ở New York, nếu bạn có cảm giác một khối nhỏ trong ngực mà sau khi chụp X-quang vú, BS vẫn nói là không có gì, bạn không nên xuôi theo “phán quyết” đó của BS, mà phải yêu cầu thực hiện tiếp kỹ thuật Sonogram (khảo sát vú bằng sóng âm). Bằng cách sử dụng sóng âm tiếp sau động tác chụp X-quang vú, có thể xác định khối nhỏ đó là một nang chứa đầy chất dịch (lành tính) hay là một khối u cứng (có thể gây ung thư hoặc không). Kỹ thuật khảo sát bằng sóng âm đặc biệt thuận lợi nếu đối tượng ở vào giai đoạn tiền mãn kinh những phụ nữ trẻ có mô ngực dày.

Không để tâm đến những biến đổi

Khi người phụ nữ đến kỳ kinh, trung bình lượng máu chiếm 36% trong chất dịch tiết ra. Nếu có những thay đổi nhỏ xảy ra như kỳ kinh ngắn hơn hay chất dịch đậm đặc hơn chút ít so với lúc bình thường thì không sao, vì đó có thể là hậu quả của việc di chuyển nhiều hay chế độ dinh dưỡng hàng ngày tạo ra. Tuy nhiên, nếu chất dịch rất khác so với những lần trước như đậm đặc quá hay loãng quá và hiện tượng này diễn ra hơn một lần kinh nguyệt thì bạn nên đi khám BS ngay. Đó có thể là dấu hiệu của sự mang thai hay viêm màng trong tử cung

Uống thuốc không kê đơn

Cả Cơ quan Quản lý thực phẩmdược phẩm Mỹ (FDA) lẫn đa số BS đều đồng tình là các phụ nữ mang thai có thể uống nhiều loại thuốc không cần đơn BS, với điều kiện phải tham khảo trước với BS điều trị. Nói chung, những loại thuốc thông thường như paracetamol thuốc kháng histamine (chữa dị ứng), thuốc tiêu hóa thuốc trị tiêu chảy và những rối loạn ở dạ dày đều có thể sử dụng khi mang thai chỉ cần có sự ưng thuận của BS. Tuy nhiên, có hai ngoại lệ quan trọng mà thai phụ phải tuân thủ, một là thuốc ibuprofen có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tuần hoàn của bào thai và aspirin có thể làm kéo dài thời gian mang thai thời gian sinh nở gây xuất huyết nhiều trước và sau khi sinh

Không thể lây nấm cho chồng hoặc ngược lại

Theo BS. Lebowitz, trong lúc sinh hoạt, hai vợ chồng có thể làm lây nhiễm nấm cho nhau. Tuy nhiên, người nam giới bị lây nhiễm nấm thường không có triệu chứng nào.

Do đó, nếu bạn bị nhiễm nấm mãn tính thì hãy khuyên chồng nên đi khám ở BS chuyên khoa Da liễu để được xác định xem hai người có lây nhiễm nấm cho nhau không, trong trường hợp này nên nhờ BS áp dụng các liệu pháp diệt nấm.

Thể trọng không ảnh hưởng đến chuyện vợ chồng

Trên thực tế, những phụ nữ gầy quá có thể không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều Trong khi đó, nếu cơ thể nhiều chất béo sẽ sinh ra nhiều hormone estrogen và điều này dễ dẫn đến nguy cơ bị ung thư tử cungung thư vú

Ngoài ra, những phụ nữ béo phì sử dụng thuốc ngừa thai sẽ có nhiều nguy cơ bị “vỡ kế hoạch” (mang thai), vì lượng estrogen thái quá do các tế bào mỡ sản sinh có thể làm biến đổi cơ chế chuyển hóa của hormone trong viên thuốc ngừa thai. Các kết quả nghiên cứu còn cho thấy, trẻ sinh ra từ những người mẹ béo phì khi mang thai có nguy cơ chết non gấp đôi những đứa trẻ sơ sinh có mẹ bình thường về thể trọng.

Tin rằng thuốc ngừa thai làm gia tăng nguy cơ ung thư vú

Một thông tin đáng phấn khởi cho những phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai: một cuộc nghiên cứu vừa được Trường Đại học John Hopkins (Mỹ) tiến hành với 10.000 phụ nữ cho thấy cho dù sử dụng hiệu nào và sử dụng bao lâu, thuốc ngừa thai dạng uống cũng chẳng có tác động gì đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cả

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật