Khoai sọ - thần dược cho sức khỏe không phải ai cũng biết

Khoai sọ là một thực phẩm rất thông dụng và rẻ tiền, tuy nhiên, chúng cũng có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh thường gặp hàng ngày. Khoai sọ không chỉ là thực phẩm trong gia đình mà còn có tác dụng chữa bệnh.

Lá khoai sọ: Vị cay, tính mát, có tác dụng chữa tiêu chảy cầm mồ hôi tiêu thũng độc, chữa ra nhiều mồ hôi khi thức mồ hôi trộm ra nhiều mồ hôi khi nằm ngủ, ung nhọt, thũng độc...

Cuống lá (dọc) khoai sọ: Tính vị giống như lá. Có tác dụng lợi thủy, điều hòa chức năng tiêu hóa tiêu thũng. Chữa tiêu chảy kiết lỵ thũng độc...

Hoa khoai sọ: Vị the, tính bình, có độc, chữa đau dạ dày thổ huyết, sa tử cung trĩ sang (trĩ lở loét), thoát giang (sa trực tràng)...



Củ khoai sọ: Theo đông y có tính bình, vị cay ngọt (tân cam), vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng Có tác dụng tán khối kết, tiêu u hạch ở cổ, nhuận tràng, thông đại tiện. Thường dùng chữa các loại thũng độc sưng đau khối kết (u, hạch), bỏng lửa viêm khớp viêm thận sưng hạch bạch huyết

Ngoài ra, củ khoai sọ còn chứa nhiều tinh bột lipid đường chất xơ sinh tố và khoáng chất (Fe, Ca, P) và nhiều acid amin. Các chất xơ trong khoai giúp tăng hoạt động hấp thu của ruột và tác dụng nhuận tràng chống táo bón; các acid béo chưa no linoleic và linolenic có tác dụng làm hạ huyết áp giãn mạch, giảm cholesterol máu.

Tốt cho tiêu hóa
 
Khoảng 100 gram củ khoai sọ cung cấp cho 4,1 gam hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Cùng với chất xơ, carbohydrate phức sẽ làm chậm tiêu hóa và chất xơ trong chúng cũng giúp tăng dần lượng đường trong máu.

Tốt cho tim mạch

Bên trong khoai sọ có chứa một số khoáng sản quan trọng như kẽm, magiê, đồng, sắt mangankali Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp điều chỉnh nhịp tim

Ổn định huyết áp
   
Đối với những người có huyết áp cao, kali chứa trong khoai sọ có thể giúp ổn định và giảm huyết áp

Giúp nhuận tràng, chống táo bón

Do rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột nên khoai sọ có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa Những người bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ do đó để giúp điều trị táo bón nhuận tràng hơn, chúng ta có thể sử dụng khoai sọ hàng ngày. 

Hỗ trợ trị viêm thận

Không chỉ giàu chất xơ, trong khoai sọ còn chứa cả vitamin và phốt pho tạo điều kiện tốt chữa những người bị viêm thận Bạn có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày như nấu với rau muống canh thịt… nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường sẽ có tác dụng phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính

Chống suy nhược cơ thể

Khoai sọ chứa nhiều gluxit giúp cung cấp nhiều năng lượng, góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể

Khoai sọ chứa nhiều gluxit giúp cung cấp nhiều năng lượng, góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể

Theo các chuyên gia dinh dưỡng nhu cầu năng lượng từ gluxit được đưa vào mỗi ngày nên chiếm 60 - 70% tổng năng lượng. Trong khi đó, khoai sọ chứa nhiều gluxit giúp cung cấp nhiều năng lượng, góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể Đặc biệt đối với người gầy, mới ốm dậy hoặc hay có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì dùng canh khoai sọ nấu móng giò hoặc dùng khoai sọ nấu thịt nạc sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.

Chống khát

Vào mùa hè, cơ thể chúng ta đòi hỏi lượng nước nhiều hơn bình thưởng để làm mát, bạn có thể dùng khoai sọ nấu cua cùng rau muống giúp tiêu khát, tăng cường sức khoẻ trước thời tiết khó chịu.

Lưu ý:

- Nhiều người hay nhầm lẫn khoai sọ với khoai môn. Khoai sọ có kích thước nhỏ, tròn trịa còn khoai môn củ lớn hơn, hơi dài chứ không tròn. Khoai sọ ăn rất bùi, thơm, dẻo, ngon hơn khoai môn.

- Khi ăn khoai sọ luộc thì bạn nên rửa sạch khoai, luộc cả vỏ rồi mới bóc ăn sẽ bớt ngứa, khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ.

- Khi bạn nấu canh, khoai sọ gọt vỏ, cắt làm đôi hoặc làm bốn, ngâm vào nước muối khoảng 15 - 20 phút cho khoai bớt nhớt rồi chần qua nước sôi để tránh ngứa khi ăn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật