Tác hại của mỳ tôm với sức khỏe của trẻ mẹ cần biết

Mọi người đều biết mỳ tôm không chỉ hạn chế về mặt dinh dưỡng mà còn gây ra những tác động xấu cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều trẻ em lại ưa thích loại thức ăn nhanh này. 

Rất nhiều gia đình có thói quen dự trữ một thùng mỳ trong nhà để thỉnh thoảng “đổi vị” bởi sự nhanh, tiện và rẻ của nó. Với nhà có trẻ nhỏ cũng vậy, không ít bé mắc chứng “nghiện” mỳ tôm mà trong khi cha mẹ không hề để ý đến tác hại của chúng. 

Thiếu dinh dưỡng cho não

Năng lượng chủ yếu trong mì tôm là chất béo và tinh bột Vì thế, bé ăn nhiều thực phẩm này không chỉ đối mặt với nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng thiếu chất xơ vitamin chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có thể bị béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.



Đặc biệt, nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, muốn duy trì và nâng cao chức năng sinh lý bình thường của não, nhất định phải có 8 chất dinh dưỡng gồm: lecithin protein đường canxi vitamin A vitamin C vitamin E và vitamin nhóm B. Trong khi ở mỳ tôm, hàm lượng các chất lecithin, vitamin rất thấp. Do đó, bé thường xuyên ăn mì sẽ không có lợi cho hoạt động tư duy và phát triển não. 

Nguy cơ ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Đặc biệt là một số hóa chất có trong mì ăn liền có khả năng gây ung thư Ví dụ chất dioxin và các chất làm dẻo sẽ bị rửa trôi từ các hộp nhựa chứa mì khi đổ nước nóng vào.

Gây hại cho dạ dày

mì tôm là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Nếu bé ăn xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi đau dạ dày… Trong mì tôm còn có chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia. Vì thế, cho bé ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Đặc biệt, những bé thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.

Không tốt cho xương và thận

Mì tôm thường được ướp rất nhiều muối. Vì thế khi ăn nhiều có thể gây hại cho thận của bé. Hơn nữa, lượng phosphate giúp cải thiện mùi vị thức ăn chứa trong mì không hề tốt cho xương. Nó có thể gây loãng xương mất xương và răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Gây béo phì ở trẻ

Trong những gói mì tôm tưởng chừng hấp dẫn, ngon lành chứa rất nhiều chất béo và natri gây giữ nước trong cơ thể. Do đó, bé ăn quá nhiều mì có thể bị béo phì  

Làm suy giảm hệ miễn dịch

Mẹ có để ý rằng, khi đổ nước nóng vào bát mì thì một lúc sau sáp sẽ nổi trên mặt nước. Hoặc nếu để bát mì nguội lạnh, một lớp sáp như váng mỡ nổi lên trên. Đó chính là chất propylene glycol, một hóa chất chống đông cũng như giữ ẩm. Chất này có tác dụng “bao” lấy sợi mì để sợi mì không đóng bánh lại khi đổ nước nóng vào. Tuy nhiên, điều đáng ngại là chất sáp này lại khiến sức khỏe của con bị ảnh hưởng, do chất propylene glycol dễ dàng được hấp thụ và tích tụ trong tim gan thận gây những bất thường và tổn thương. Đặc biệt, nó còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở trẻ.

Cách ăn mỳ tôm để không ảnh hưởng đến sức khỏe 

Bên cạnh việc hạn chế mỳ, bạn có thể kết hợp chế biến mỳ cũng rau xanh (giá đỗ, hành...) để giảm bớt các axit béo bão hòa, tranfat, cho trẻ.  Ngoài ra, các mẹ nên cho thêm thịt bò trứng để mì tôm có đủ chất vì trong mì tôm chủ yếu là tinh bột chất đạm rất ít. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật