Thuốc Nam chữa bệnh đau bụng kinh, đau đầu thường gặp

Ngay từ xa xưa thuốc Nam đã gắn liền với cuộc sống của các gia đình người dân Việt Nam. Hiện nay, phong trào trồng và sử dụng cây thuốc Nam không còn bó hẹp trong phạm vi 35 cây để chữa 7 bệnh và chứng như trước, mà đã có sự kết hợp hài hòa giữa việc trồng cây thuốc Nam với các cây rau ăn như tía tô hành, hẹ, kinh giới, sả bạc hà diếp cá hoặc các cây ăn quả như  hồng xiêm, táo, đào, mơ, cam, chanh, quýt, bưởi... Nghĩa là nâng cao được giá trị chữa bệnh với giá trị kinh tế của cây thuốc Nam.

Hương nhu, hoắc hương, xương sông húng chanh mơ tam thể... là những loại cây rất hay có mặt trong vườn nhà, trong vườn thuốc Nam của trạm y tế xã... và những cây thuốc mang tính đặc thù của từng địa phương như cây bưởi bung, bọ mắm, cóc mẳn lá hen cà gai leo hay được bà con ta sử dụng làm thuốc. Nhiều bệnh thông thường như cảm mạo viêm họng tiêu chảy đái dắt... nếu được điều trị sớm bằng cây thuốc Nam thì ít có cơ hội để trở thành mạn tính. Có thể nói trong xu thế xã hội hóa về YHCT, thuốc Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các tầng lớp dân cư ở cộng đồng. 

Cách dùng thuốc Nam trị những bệnh thường gặp:

Phụ nữ bế kinh đau bụng kinh: ích mẫu ngải cứu, bạch đồng nữ hương phụ trần bì, đồng lượng (10-12g), sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, uống ấm.

Phụ nữ bị đơn vú (vú bị sưng, nóng, đỏ, đau): lá đơn đỏ 12 - 16g, sắc uống ngày một thang. Uống nhiều ngày tới hết triệu chứng.

Tắc tia sữa sau sinh làm người mẹ đau đớn và đứa trẻ thiếu sữa quấy khóc: lá bồ công anh tươi 50g, rửa sạch bằng nước muối nhạt, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã rịt vào núm vú Ngày vài lần.

Hoặc: lá bồ công anh khô 12g, thông thảo 10g, sắc uống ngày một thang. Tia sữa sẽ nhanh chóng được khai thông.

Trẻ sơ sinh bụng đầy trướng buồn nôn ói mửa: dùng củ hành khô nướng chín, cắt đầu củ, vắt lấy dịch, chấm vào đầu vú, cho bé bú. Làm nhiều lần trong ngày.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa (trớ): dùng tai quả hồng, còn gọi là thị đế, sao vàng, bẻ vụn, cho vào chén nhỏ đã có sẵn ít sữa mẹ trấp lên mặt nồi cơm, khi sôi cạn lấy ra, gạn lấy dịch cho bé uống.

Trẻ sơ sinh bị ho nhiều đờm: dùng hoa hồng bạch 1 đóa hoặc hoa đu đủ đực vài đóa, cắt nhỏ, cho vào chén nhỏ có sẵn ít mật ong hoặc đường phèn trấp lên mặt nồi cơm, khi sôi cạn lấy ra, gạn lấy dịch cho bé uống.

Đau bụng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa: lá hoắc hương (khô) 16g, vỏ quýt 12g, sắc uống ngày vài lần. Uống tới hết triệu chứng. Cũng có thể dùng lá mơ tam thể tươi 50g trứng gà 1 quả, làm phồng ăn lúc đói.

Cảm lạnh hoặc phòng cảm lạnh khi bị mưa gió lạnh: gừng tươi 1 củ 16 - 20g, rửa sạch, thái nhỏ, giã, vắt lấy nước cốt uống, bã chà xát vùng gáy, vùng thái dương, sống lưng, lòng bàn tay chân. Cũng có thể sắc 12g gừng tươi, uống ấm, trước bữa ăn hoặc sau khi bị lạnh.

Cảm lạnh, người rét đau đầu bụng đầy trướng buồn nôn: lá tía tô tươi 50g, hành tươi cả cây 15g. Cả hai thái nhỏ, cho vào bát cháo nóng, ăn. Cần tránh lạnh sau khi ăn.

Say nắng, YHCT gọi là trúng thử: lá sen tươi 20g, cỏ nhọ nồi 16g rau má 16g, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Tránh bị say nắng khi đi ngoài trời: lá hoặc hoa hương nhu tươi 12g đặt lên đỉnh đầu rồi đậy lên trên một chiếc lá sen to, lấy khăn hoặc mảnh vải buộc lại. Có thể thay hương nhu bằng ngải cứu tươi.

Chấn thương do té ngã: lá bưởi bung tươi 200g, thái nhỏ, giã nát, thêm rượu hoặc đồng tiện, xào nóng, bóp, rồi băng vào chỗ bị đau Ngày vài lần hoặc cũng làm tương tự bằng cành non và lá cây cơm cháy.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật